Bài học cùng chủ đề
- Bài 6. Dân số, lao động và việc làm (phần 1)
- Bài 6. Dân số, lao động và việc làm (phần 2)
- Bài 6. Dân số, lao động và việc làm (phần 3)
- Luyện tập bài 6. Dân số, lao động và việc làm (phần 1)
- Luyện tập Bài 6. Dân số, lao động và việc làm (phần 2)
- Video Bài 6. Dân số, lao động và việc làm (phần 1)
- Video Bài 6. Dân số, lao động và việc làm (phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 6. Dân số, lao động và việc làm (phần 2) SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
II. THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ VỀ DÂN SỐ
1. Thế mạnh
Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước.
- Quy mô dân số lớn làm cho:
+ Nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ lớn => Tạo ra thị trường tiêu thụ lớn.
+ Là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư cả trong nước và nước ngoài.
- Người Việt Nam ở nước ngoài là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
- Quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số vàng => Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đáp ứng đủ yêu cầu về nhân lực để phát triển nền kinh tế đa ngành và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
- Mức sinh thấp, dân số tăng chậm => Tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng dân số và chất lượng cuộc sống dân cư.
2. Hạn chế
- Quy mô dân số lớn và tăng lên hàng năm => Nảy sinh thách thức về an ninh lương thực, năng lượng: đảm bảo việc làm, giáo dục, y tế; sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường....
- Số lượng và tỉ lệ người cao tuổi ngày càng lớn => Đòi hỏi tăng chi phí cho an sinh xã hội, dịch vụ y tế,..
- Phân bố dân cư chênh lệch lớn gây ra nhiều thách thức:
+ Ở những khu vực dân cư tập trung, mật độ quá cao => Gây sức ép đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; quá tải trong việc đáp ứng nhu cầu về việc làm, dịch vụ y tế, giáo dục...
+ Những khu vực dân cư thưa thớt => Thiếu lao động để khai thác tài nguyên thiên nhiên, khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.
III. CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ CỦA VIỆT NAM
1. Mục tiêu của chiến lược
Nước ta có chiến lược dân số thích hợp với từng thời kì. Hiện nay, chiến lược dân số của nước ta có mục tiêu sau:
- Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân 2,1 con/một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ), giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng.
- Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc thiểu số rất ít người.
- Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi ở mức hợp lí.
- Nâng cao chất lượng dân số:
+ Tăng tuổi thọ bình quân, nâng cao thể trạng người dân Việt Nam.
+ Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững.
- Thúc đẩy phân bố dân số hợp lí và bảo đảm quốc phòng an ninh.
- Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
2. Giải pháp
Để đạt được các mục tiêu trong chiến lược dân số, nước ta thực hiện đồng thời các giải pháp, như:
- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số.
- Đẩy mạnh giáo dục, truyền thông về dân số và phát triển.
- Phát triển mạng lưới dịch vụ nâng cao chất lượng dân số: tư vấn, khám sức khoẻ trước hôn nhân, kế hoạch hóa gia đình, tầm soát trước sinh và sơ sinh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, sức khoẻ người cao tuổi, phát triển giáo dục và đào tạo,...
- Bảo đảm đủ nguồn lực cho công tác dân số từ ngân sách Nhà nước và huy động nguồn lực xã hội.
- Tăng cường hợp tác khu vực, quốc tế trong lĩnh vực dân số.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây