Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 4: Xã hội nguyên thủy SVIP
I. Các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy
- Xã hội nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm từ khi con người bắt đầu xuất hiện trên Trái Đất đến khi xã hội có giai cấp và nhà nước được hình thành. Trong hàng triệu năm này, loài người lệ thuộc nhiều vào tự nhiên. Con người ăn chung, ở chung và giúp đỡ lẫn nhau.
- Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy gồm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu là thời kì sinh sống của Người tối cổ, con người sinh sống bầy đàn gồm 5 - 7 gia đình lớn, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
+ Giai đoạn thứ hai là giai đoạn của Người tinh khôn, xã hội được chia thành thị tộc, bộ lạc. Thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống mà đứng đầu là tộc trưởng. Bộ lạc gồm nhiều thị tộc cư trú trên cùng bản địa, người đứng đầu là tù trưởng.
Sơ đồ mô phỏng các giai đoạn của xã hội nguyên thủy
II. Đời sống vật chất của người nguyên thủy
1. Lao động và công cụ lao động
- Ban đầu, người nguyên thủy chỉ biết sử dụng những mẩu đá vừa tay làm công cụ, dần dần họ đã biết ghè một mặt hay hai mặt của hòn đá, tạo nên những công cụ lao động thô sơ. Các nhà khoa học gọi đó là rìu tay, mảnh tước.
Tranh vẽ mô tả cách sử dụng công cụ lao động của người nguyên thủy
Rìu tay và mảnh tước núi Đọ (Thanh Hóa), cách ngày nay khoảng 400 000 năm
- Ở Việt Nam, tìm thấy nhiều công cụ ở An Khê (Gia Lai), Núi Đọ (Thanh Hóa).
- Người tối cổ biết tạo ra lửa để sưởi ấm và nướng thức ăn.
- Dần dần, người nguyên thủy biết mài đá để tạo ra công cụ lao động. Công cụ dần dần được cải tiến. Người tinh khôn còn biết sử dụng cung tên. Nguồn thức ăn có được trở lên phong phú hơn, bao gồm các loại thú rừng lớn, chạy nhanh.
- Nhờ chế tác công cụ lao động, đôi bàn tay dần trở lên khéo léo hơn, cơ thể cũng dần thích nghi biến đổi với các tư thế lao động. Con người đã từng bước cải thiện và hoàn thiện mình.
2. Từ hái lượm, săn bắt đến trồng trọt, chăn nuôi
- Người nguyên thủy sống lệ thuộc vào tự nhiên. Họ di chuyển từ khu rừng này qua khu rừng khác để tìm kiếm thức ăn.
+ Phụ nữ và trẻ em hái lượm các loại quả, hạt.
+ Đàn ông đảm nhận các công việc nặng nhọc, nguy hiểm như săn bắt thú rừng.
- Qua hái lượm, người nguyên thủy phát hiện ra những hạt ngũ cốc, những loại rau quả có thể trồng được. Từ săn bắt họ chuyển dần sang chăn nuôi.
- Cùng với sự phát triển của công cụ đá mài, từ trồng trọt và chăn nuôi, người nguyên thủy bắt đầu định cư lâu dài.
Tranh vẽ mô phỏng cuộc sống của người nguyên thủy ở Việt Nam
- Dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai cũng xuất hiện sớm ở Việt Nam.
+ Trong di chỉ văn hóa Hòa Bình (cách ngày nay khoảng 10 000 năm), các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết những hạt thóc, vỏ trấu, hạt gạo cháy, có cả bàn nghiền hạt và chày.
- Người nguyên thủy chuyển dần sang định cư, địa bàn cư trú được mở rộng.
+ Tìm thấy dấu tích ở nhiều vùng khác nhau như: Bàu Tró (Quảng Bình), Cái Bèo, Hạ Long (Quảng Ninh), Quỳnh Văn (Nghệ An),...
III. Đời sống tinh thần của người nguyên thủy
- Người nguyên thủy đã có tục chôn cất người chết. Trong nhiều hang động, người ta đã phát hiện ra nhiều mộ táng có chôn theo cả công cụ và đồ trang sức.
- Người nguyên thủy biết sử dụng đồ trang sức, biết dùng màu vẽ lên người để hóa trang hay làm đẹp.
- Nhiều tranh vẽ trong hang đá, những tác phẩm điêu khắc trên chất liệu đá, ngà voi,… còn lại đến ngày nay, giúp chúng ta có thể hình dung phần nào đời sống vật chất và tinh thần của họ.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây