Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 27. Kinh tế Trung Quốc (phần 1) SVIP
I. Đặc điểm chung
1. Đặc điểm và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc
* Năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đất nước bắt đầu tiến hành thực hiện một số chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội như cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, quốc hữu hoá tư liệu sản xuất,...
* Năm 1978, Trung Quốc tiến hành cải cách nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế theo định hướng thị trường với:
- Chính sách 4 hiện đại hoá: công nghiệp, nông nghiệp, khoa học - kĩ thuật và quốc phòng.
- Một số biện pháp cụ thể như vận hành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường vốn đầu tư; mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học - kĩ thuật; chú trọng phát triển các ngành dịch vụ cùng những kế hoạch phù hợp với từng lĩnh vực kinh tế;...
=> Vì vậy, kinh tế Trung Quốc đã đạt được nhiều kết quả tiêu biểu như:
- Quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh và liên tục, đạt 14 688,0 tỉ USD (năm 2020), trở thành nước có quy mô GDP đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kỳ.
- Liên tục trong nhiều năm, nền kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao và ổn định.
Bảng 27.1. Quy mô và tốc độ tăng GDP của Trung Quốc giai đoạn 1978 - 2020
Năm | 1978 | 2000 | 2010 | 2019 | 2020 |
Quy mô (tỉ USD) | 149,5 | 1211,3 | 6078,2 | 14280,0 | 14688,0 |
Tốc độ tăng GDP (%) | 11,3 | 8,5 | 10,6 | 6,0 | 2,2 |
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)
- Tốc độ tăng GDP tuy có biến động qua các năm song luôn ở mức cao.
- Cơ cấu GDP ngày càng chuyển dịch theo hướng hiện đại hoá.
Bảng 27.2. Cơ cấu GDP của Trung Quốc năm 2010 và 2020
(Đơn vị: %)
2010 | 2020 | |
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản | 9,6 | 7,7 |
Công nghiệp, xây dựng | 46,7 | 37,8 |
Dịch vụ | 43,7 | 54,5 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Trung Quốc, 2021)
- Năm 2020, Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới, đạt 163 tỉ USD.
- Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng nhanh là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc luôn là nước xuất siêu. Năm 2020, tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Trung Quốc là 5 080,4 tỉ USD, đứng đầu thế giới. Từ năm 2017 đến nay, Trung Quốc là một trong số các quốc gia có nền thương mại đứng đầu thế giới.
=> Những thành tựu trên đã đưa Trung Quốc trở thành một trong những cường quốc về kinh tế. Vị thế của Trung Quốc về nhiều mặt như kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, văn hoá, đối ngoại, quốc phòng,.. ngày càng được khẳng định trên thế giới.
2. Nguyên nhân
Thành tựu kinh tế Trung Quốc đạt được là do:
- Trung Quốc có nguồn lực tự nhiên đa dạng, phong phú => Là tiền đề để phát triển kinh tế.
- Nguồn lao động dồi dào, trình độ của người lao động ngày càng được càng cao => Là nhân tố quyết định đến việc tiếp nhận công nghệ mới từ nước ngoài => Năng suất lao động cao hơn và tác động tới tăng trưởng của nền kinh tế. Trung Quốc đã chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước, đồng thời có các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài.
- Cơ sở hạ tầng phát triển, thị trường rộng lớn và năng động => Tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế.
- Nhà nước có các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năng động, điều chỉnh phương thức phát triển kịp thời qua các giai đoạn khác nhau. Sự thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế, nhất là việc mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ sau năm 1978 là chính sách quan trọng nhất; Trung Quốc đã thành lập các đặc khu kinh tế để thu hút FDI.
- Trung Quốc rất chú trọng ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
II. Các ngành kinh tế
1. Nông nghiệp
a. Tình hình chung
- Trung Quốc chú trọng phát triển nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của hơn 1,4 tỉ dân trong nước và hướng ra xuất khẩu.
- Sản phẩm nông nghiệp cung cấp nguyên liệu có giá trị cho các ngành công nghiệp chế biến đã góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho Trung Quốc.
- Năm 2020, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 7,7% GDP; giải quyết việc làm cho khoảng 22% lực lượng lao động của đất nước.
b. Các phân ngành
Phân ngành | Tình hình phát triển |
Nông nghiệp |
- Trồng trọt là ngành chủ yếu trong nông nghiệp Trung Quốc, chiếm hơn 60% giá trị sản xuất nồng nghiệp. + Trong cơ cấu, cây lương thực giữ vị trí quan trọng. Ngoài ra, Trung Quốc còn trồng nhiều loại cây công nghiệp như: đậu tương, bông, lạc, củ cải đường, mía, chè,... cây thực phẩm và cây ăn quả. + Phát triển mạnh ở các đồng bằng (Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam). - Chăn nuôi cũng được quan tâm phát triển. + Lợn, bò và gia cầm được nuôi nhiều ở các vùng đồng bằng. + Cừu, dê được chăn thả ở các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và ở các khu tự trị phía Tây. |
Lâm nghiệp |
- Sản lượng gỗ tròn khai thác đạt 350,6 triệu m3 vào năm 2020 (đứng thứ ba thế giới, sau Hoa Kỳ và Ấn Độ). - Hiện nay, Trung Quốc đang hướng tới bảo vệ rừng, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng tự nhiên và giới hạn sản lượng khai thác hằng năm. Trung Quốc đang nỗ lực trồng rừng để tăng tỉ lệ che phủ rừng. |
Thuỷ sản |
Trung Quốc là nước có ngành thủy sản lâu đời và rất phát triển. - Sản lượng thuỷ sản khai thác đứng đầu thế giới. Các ngư trường khai thác quan trọng nằm ở biển Hoàng Hải, Hoa Đông,... - Nuôi trồng thủy sản tăng trưởng nhanh và đứng đầu thế giới. Các sản phẩm chủ yếu là cá, tôm, trai lấy ngọc, rong biển,... |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây