Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 24. Kinh tế Nhật Bản (phần 2) SVIP
II. Các ngành kinh tế
2. Công nghiệp
a. Khái quát chung
- Nhật Bản là nước có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.
- Mặc dù là nước phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu nhưng công nghiệp Nhật Bản lại có thế mạnh để phát triển như lực lượng lao động có trình độ cao, công nghệ hiện đại, thị trường tiêu thụ lớn,...
- Năm 2020, ngành công nghiệp đóng góp khoảng 29% trong cơ cấu GDP và sử dụng khoảng 27% lực lượng lao động.
b. Cơ cấu ngành
- Rất đa dạng, trong đó công nghiệp chế tạo là ngành giữ vị trí quan trọng và chiếm khoảng 40% tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.
- Hiện nay, Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới như ô tô, rô-bốt, chất bán dẫn, dụng cụ quang học, hoá dược phẩm,...
c. Một số ngành công nghiệp nổi bật
Ngành công nghiệp | Vị trí, vai trò | Tình hình phát triển |
Sản xuất ô tô | Được coi là động lực chính trong ngành công nghiệp chế tạo. |
- Chiếm khoảng 20% giá trị xuất khẩu và 8% lực lượng lao động của Nhật Bản (năm 2020). - Năm 2020, sản xuất được 8 triệu chiếc ô tô, đứng thứ 3 thế giới, chiếm khoảng 10% tổng số xe được sản xuất trên toàn cầu. - Các hãng xe hơi đang hướng đến việc sản xuất các xe chạy bằng điện và công nghệ lái tự động với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Toyota, Honda,... |
Sản xuất rô-bốt | Là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản. |
- Xuất khẩu rô-bốt của Nhật Bản chiếm khoảng 60% thị phần toàn cầu. - Hiện nay, áp dụng nhiều công nghệ hiện đại cho ra đời những loại rô-bốt thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo với thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt, hỗ trợ trong sản xuất, quản lí cũng như đời sống nhằm thay thế sức lao động của con người. - Sản phẩm rô-bốt nổi tiếng của Nhật Bản là người máy A-si-mô. |
Điện tử - tin học |
- Rất phát triển. - Là một trong những nhà sản xuất, xuất khẩu vi mạch và chất bán dẫn hàng đầu thế giới. |
- Các sản phẩm tiêu dùng nổi tiếng như tivi, máy quay phim, máy nghe nhạc và xem video, máy tính,... - Các công ty điện tử lớn như Hitachi, Toshiba, Sony, Mitsubishi, Electronic, Canon, Casio,... |
d. Phân bố
- Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản có mức độ tập trung cao ở khu vực ven biển, phần lớn trên đảo Hôn-su.
- Một số trung tâm công nghiệp có quy mô lớn như Tô-ky-ô, Y-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Cô-be,...
3. Dịch vụ
Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng nhất của Nhật Bản, chiếm khoảng 70% GDP và sử dụng 72% lực lượng lao động (năm 2020). Các ngành dịch vụ chính ở Nhật Bản là thương mại, giao thông vận tải, du lịch, tài chính - ngân hàng,...
a. Thương mại
* Điều kiện phát triển:
- Thị trường tiêu dùng nội địa rộng lớn do có quy mô dân số đông và thu nhập bình quân đầu người cao.
- Mạng lưới các cửa hàng truyền thống và cửa hàng tiện lợi phân bố rộng, phục vụ nhu cầu của người dân.
* Tình hình phát triển:
Ngành ngoại thương có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế.
- Là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới và nhập khẩu hàng hoá lớn thứ 5 thế giới với tổng trị giá xuất, nhập khẩu đạt hơn 1 500 tỉ USD (năm 2020).
- Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hoá chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển.
- Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,...
- Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm nhiên liệu (dầu mỏ, khí tự nhiên, than,...), thực phẩm, hoá chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,...
- Các bạn hàng nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, A-rập Xê-út, Thái Lan,...
b. Giao thông vận tải
* Vai trò:
Ngành giao thông vận tải ở Nhật Bản phát triển nhanh, chất lượng tốt, áp dụng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới.
* Các loại hình chính:
- Đường sắt:
+ Là phương tiện chiếm ưu thế trong vận tải hành khách nội địa của Nhật Bản, chiếm khoảng 80% khối lượng hành khách vận chuyển (năm 2020).
+ Mạng lưới phân bố tập trung ở các thành phố lớn và các vùng đô thị của Nhật Bản.
+ Hệ thống tàu cao tốc Sin-can-sen có tốc độ cao, kết nối các thành phố lớn.
- Đường bộ và đường biển:
+ Đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá của Nhật Bản.
+ Có hơn 1,2 triệu km đường bộ, chiếm hơn 90% khối lượng vận chuyển hàng hoá trong nước (năm 2020).
+ Đường biển có ý nghĩa quan trọng trong vận tải quốc tế. Có nhiều hải cảng lớn và nổi tiếng như Cô-bê, Na-gôi-a, Y-cô-ha-ma, Ô-xa-ca, Tô-ky-ô,...
- Đường hàng không:
+ Phát triển không chỉ phục vụ cho nhu cầu đi lại giữa các vùng trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu trong thương mại, đầu tư và du lịch quốc tế.
+ Các sân bay lớn như Ha-nê-đa, Ô-xa-ca, Na-ri-ta, Chu-bu, Can-sai,...
c. Tài chính ngân hàng
- Nhật Bản là một trong những trung tâm tài chính quan trọng của thế giới.
- Tô-ky-ô là trung tâm tài chính lớn nhất của đất nước, là nơi đặt trụ sở của nhiều ngân hàng và công ty bảo hiểm lớn trên thế giới.
d. Du lịch
* Tiềm năng:
Đất nước có nhiều phong cảnh đẹp, các công trình kiến trúc độc đáo, với lịch sử, văn hoá lâu đời,... tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển ngành du lịch.
* Tình hình phát triển:
Du lịch trong nước của Nhật Bản rất phát triển, thu hút phần lớn lượng khách cũng như doanh thu cho ngành du lịch.
- Trong những năm gần đây, du lịch quốc tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước.
- Lượng khách quốc tế đến Nhật Bản tăng nhanh, từ hơn 6 triệu lượt khách (năm 2011) và đạt gần 31,8 triệu lượt khách (năm 2019).
- Khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản chủ yếu từ các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-líp-pin,... (chiếm khoảng 84,1% tổng lượng khách du lịch quốc tế).
III. Các vùng kinh tế
Các vùng kinh tế của Nhật Bản gắn liền 4 đảo lớn là Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư và các đảo nhỏ ven bờ.
CÁC VÙNG KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN NĂM 2020
Vùng kinh tế/đảo | Đặc điểm nổi bật |
Hô-cai-đô (diện tích: 83,4 nghìn km2) |
- Là vùng có diện tích lớn, chiếm gần 1/4 diện tích đất nông nghiệp Nhật Bản, khí hậu 4 mùa rõ rệt, vùng biển có nhiều ngư trường lớn, mật độ dân số thấp nhất. - Vùng tập trung một số ngành công nghiệp như khai thác và chế biến gỗ, sản xuất giấy, thực phẩm, khai thác than, luyện kim đen. Các trung tâm công nghiệp như Xáp-pô-rô, Mu-rô-ran. - Là vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản lớn nhất Nhật Bản, đứng đầy về sản lượng một số sản phẩm như lúa mì, đậu tương, củ cải đường, thịt bò,... - Ngành du lịch ngày càng phát triển với nhiều hoạt động thu hút du khách như tham quan suối nước nóng, công viên quốc gia hay tham gia môn thể thao mùa đông. |
Hôn-su (diện tích: 231,2 nghìn km2) |
- Vùng có diện tích lớn nhất (chiếm 61% diện tích lãnh thổ), dân số đông nhất, tập trung hầu hết ở các thành phố lớn của Nhật Bản, trong đó có thủ đô Tô-ky-ô. Khí hậu phân hoá đa dạng, đường bờ biển dài với nhiều vịnh, cơ sở hạ tầng hiện đại,... - Vùng tập trung nhiều ngành công nghiệp quan trọng như hoá chất, điện tử - tin học, hoá dầu, đóng tàu,... Phần lớn trung tâm công nghiệp phân bố ở phía Nam của đảo dọc theo bờ biển Thái Bình Dương như Tô-ky-ô, Y-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ky-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê,... - Nông nghiệp phát triển mạnh ở phía Bắc, là vùng sản xuất lúa gạo lớn, ngoài ra còn có chè, đậu tương, hoa quả và chăn nuôi bò. - Các ngành dịch vụ rất phát triển như du lịch, thương mại, tài chính, giao thông vận tải,... |
Xi-cô-cư (diện tích: 18 nghìn km2) |
- Có đường bờ biển với phong cảnh đẹp, khí hậu cận nhiệt đới, vùng có lịch sử lâu đời, còn lưu giữ nhiều công trình cổ kính, lễ hội truyền thống,... - Ngành công nghiệp có quy mô không lớn, chủ yếu là công nghiệp thực phẩm, hoá chất,... Trung tâm công nghiệp là Cô-chi. - Sản xuất nông nghiệp tập trung ở vùng đồng bằng ven biển, với các cây trồng chính là chè, cây ăn quả,... - Các nét đẹp văn hoá truyền thống còn được lưu giữ, thu hút khách du lịch. |
Kiu-xiu (diện tích: 42,2 nghìn km2) |
- Nằm gần với các quốc gia ở châu Á, khí hậu cận nhiệt đới với lượng mưa lớn, đất nông nghiệp màu mỡ, là nơi có núi lửa hoạt động mạnh,... - Ngành công nghiệp nặng tập trung chủ yếu ở phía Bắc: sản xuất ô tô, hoá chất, sản xuất kim loại,... Các trung tâm công nghiệp lớn là Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki, Ô-i-ta. - Miền Đông Nam sản xuất nhiều loại nông sản như chè, lúa gạo, thuốc lá, đậu tương và cây ăn quả. - Hoạt động thương mại phát triển, là cửa ngõ quan trọng trong giao thương quốc tế. Cảng quan trọng nhất của vùng là Na-ga-xa-ki. |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây