Bài học cùng chủ đề
- Bài 15. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á (phần 1)
- Bài 15. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á (phần 2)
- Bài 15. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á (phần 3)
- Bài 15. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á (phần 4)
- Bài 15. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á (phần 1)
- Bài 15. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á (phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 15. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á (phần 1) SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Tây Nam Á gồm 20 quốc gia và diện tích đất khoảng 7 triệu km2.
1. Đặc điểm
- Nằm ở phía Tây Nam của châu Âu:
+ Trong khoảng vĩ độ từ 12oB đến 42oB.
+ Trong khoảng kinh độ từ 27oĐ đến 73oĐ.
- Tiếp giáp:
+ Nhiều biển và vịnh biển (biển Đỏ, biển A-ráp, vịnh Péc-xích, Địa Trung Hải, biển Đen).
+ Phía Bắc: Đại Tây Dương.
+ Phía Nam: Ấn Độ Dương.
- Kênh Xuy-ê nối liền Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương.
- Nằm ở vị trí tiếp xúc của các mảng kiến tạo lớn, trên vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
2. Ý nghĩa
- Có vị trí địa chính trị quan trọng do là cầu nối giữa ba châu lục: châu Á, châu Âu và châu Phi.
- Ý nghĩa quan trọng với hàng hải quốc tế, giúp rút ngắn quãng đường di chuyển từ các khu vực ven Đại Tây Dương sang các khu vực ven Ấn Độ Dương.
- Án ngữ các tuyến đường giao thông quan trọng bậc nhất thế giới, có tuyến đường biển huyết mạch dẫn đến các mỏ dầu khí trữ lượng lớn của các quốc gia vùng vịnh Péc-xích.
- Khí hậu chủ yếu là khô nóng nhưng có tài nguyên khoáng sản phong phú.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình và đất
a. Địa hình
Khu vực Tây Nam Á có các dạng địa hình: núi, sơn nguyên và đồng bằng. Ngoài ra, còn có nhiều hoang mạc.
Khu vực địa hình | Đặc điểm | Đánh giá |
Phía Bắc |
- Các cao nguyên, sơn nguyên và dãy núi: sơn nguyên A-na-tô-li, sơn nguyên I-ran và miền núi Áp-ga-ni-xtan,... - Có nhiều dãy núi trung bình và núi cao như Pon-tích, To-ruýt,... |
Điều kiện phát triển giao thông trong khu vực không thật thuận lợi. |
Phía Tây và Tây Nam |
- Bán đảo A-ráp rộng lớn với nhiều hoang mạc như Nê-phút, Rúp-en Kha-li. - Phía Tây bán đải là sơn nguyên A-ráp với các dãy núi chạy dọc ven biển và dải đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp. - Đất đai khô cằn. - Người dân chủ yếu sống trong ốc đảo. |
Không thuận lợi cho nông nghiệp. |
Hạ lưu các sông Ti-grơ và Ơ-phrát | Đồng bằng Lưỡng Hà với đất đa màu mỡ. | Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. |
2. Khí hậu
- Nằm trong đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu nhiệt đới. Trong đó, kiểu khí hậu lục địa là chủ yếu nên khô nóng vào mùa hè, khô lạnh vào mùa đông.
- Có sự phân hoá theo chiều Bắc - Nam:
+ Vùng phía Bắc có khí hậu cận nhiệt:
• Ven Địa Trung Hải có lượng mưa trung bình năm khoảng 500 mm.
• Càng vào sâu trong lục địa lượng mưa càng giảm.
+ Vùng phía Nam có khí hậu nhiệt đới:
•
• Lượng mưa trung bình dao động từ 100 - 300 mm/năm.
- Ở các khu vực miền núi, sơn nguyên, khí hậu phân hoá theo độ cao.
- Nhìn chung, khí hậu Tây Nam Á ít thuận lợi cho cư trú và trồng trọt. Vùng ven biển khí hậu thuận lợi hơn cho hoạt động trồng trọt và cư trú.
3. Sông, hồ
- Mạng lưới sông ngòi của Tây Nam Á thưa thớt và phần lớn bắt nguồn từ vùng núi và sơn nguyên ở phía Bắc.
- Hai con sông lớn là Ti-grơ (dài 1.900 km) và O-phrát (dài 2.800 km) hình thành nên đồng bằng màu mỡ thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Đây cũng là nơi phát triển nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại.
- Các con sông khác ít nước, thường chỉ có nước vào mùa mưa, gây nên tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Các hồ lớn và có giá trị của khu vực là hồ Van (Thổ Nhĩ Kỳ), hồ Ga-li-lê (I-xra-ren), biển Chết (hồ chứa nước có độ mặn cao nhất thế giới),...
- Nước ngầm là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các quốc gia khu vực Tây Nam Á. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm trong khu vực nằm ở độ sâu lớn, khó khai thác.
4. Khoáng sản
- Sở hữu trên 50% trữ lượng dầu mỏ và khoảng 40% trữ lượng khí tự nhiên của thế giới (năm 2020), tập trung ở các quốc gia vùng vịnh Péc-xích.
- Ngoài ra, còn có những tài nguyên khoáng sản khác như than đá, sắt, crôm, đồng, phốt phát,...
- Dầu khí là động lực phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài.
5. Sinh vật
- Sinh vật của khu vực Tây Nam Á nghèo nàn.
+ Hoang mạc và bán hoang mạc là cảnh quan điển hình.
+ Thực vật chủ yếu là cây bụi gai, động vật phần lớn là các loài bò sát và gặm nhấm nhỏ.
+ Khu vực ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng.
- Tây Nam Á có một số khu bảo tồn, vườn quốc gia nhằm bảo tồn nguồn gen và có giá trị phát triển du lịch như: E-in A-dat (I-xra-ren), khu bảo tồn sa mạc Đu-bai (Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất),...
6. Biển
- Tiếp giáp nhiều biển, bao gồm: Địa Trung Hải, biển Đen, biển Đỏ, biển A-ráp => Là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.
- Tuyến đường biển từ Địa Trung Hải qua biển Đỏ đến Ấn Độ Dương là tuyến đường thương mại trên biển quan trọng.
- Thông qua biển Đen và biển Ca-xpi, khu vực Tây Nam Á dễ dàng kết nối với các khu vực khác của châu Á và các nước châu Âu.
- Ngoài ra, một số vùng biển có thể phát triển ngành thuỷ sản và du lịch biển.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây