Bài học cùng chủ đề
- Bài 14. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á (phần 1)
- Bài 14. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á (phần 2)
- Bài 14. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á (phần 3)
- Bài 14. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á (phần 4)
- Bài 14. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á (phần 1)
- Bài 14. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á (phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 14. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á (phần 3) SVIP
IV. Tình hình phát triển kinh tế
Trong những năm qua, nền kinh tế của khu vực Tây Nam Á đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế, trình độ phát triển kinh tế trong khu vực còn có sự chênh lệch lớn giữa các nước.
1. Quy mô GDP
- Khu vực Tây Nam Á chiếm 3,7% GDP toàn thế giới (năm 2020). Từ năm 2010 đến nay, nhờ sự thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế của các nước, quy mô GDP trong khu vực tiếp tục gia tăng.
Bảng 15.1. GDP (theo giá hiện hành) của thế giới và khu vực Tây Nam Á giai đoạn 2010 - 2020
(Đơn vị: tỉ USD)
2010 | 2015 | 2019 | 2020 | |
Thế giới | 66 596,0 | 75 179,2 | 87 652,8 | 84 906,8 |
Tây Nam Á | 3 260,9 | 3 417,9 | 3 602,4 | 3 184,2 |
- Quy mô GDP giữa các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn. Các nước có quy mô GDP hàng đầu khu vực là A-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, I-xra-en,...
2. Tăng trưởng kinh tế
a. Tình hình phát triển
- Giai đoạn 1965 - 1985 là giai đoạn phát triển kinh tế vượt bậc của khu vực Tây Nam Á nhờ giá dầu tăng, các quốc gia đẩy mạnh xuất khẩu dầu mỏ.
- Từ năm 1986 đến nay, tăng trưởng kinh tế của khu vực Tây Nam Á trải qua nhiều biến động. Trong giai đoạn 2010 - 2020, tăng trưởng kinh tế của khu vực thiếu ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân mỗi năm của Tây Nam Á là 2,0%.
Bảng 15.2. Tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới và khu vực Tây Nam Á giai đoạn 2010 - 2020
(Đơn vị: %)
2010 | 2015 | 2019 | 2020 | |
Thế giới | 4,5 | 3,0 | 2,6 | -3,3 |
Tây Nam Á | 6,0 | 1,1 | 1,8 | -6,3 |
(Nguồn: WB, 2022)
b. Nguyên nhân
- Kinh tế tăng trưởng không ổn đinh chủ yếu là do sự xung đột vũ trang, sự bất ổn về giá dầu mỏ, dịch bệnh, bối cảnh quốc tế,...
- Kinh tế của nhiều nước trong khu vực chủ yếu dựa vào khai thác, chế biến, xuất khẩu tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ. Hiện nay, một số nước như Các Tiểu vương quốc A-rập Thống Nhất, A-rập Xê-út, Ca-ta,... đã và đang nỗ lực hạn chế sự phụ thuộc và nguồn tài nguyên này thông qua sự phát triển đa dạng các ngành kinh tế.
3. Cơ cấu kinh tế
(Nguồn: WB, 2022)
- Trong cơ cấu kinh tế các nước Tây Nam Á:
+ Chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. Đây là những ngành có điều kiện để phát triển.
+ Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm tỉ trọng thấp.
- Ở một số quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến, sản xuất nông nghiệp được sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây