Bài học cùng chủ đề
- Bài 14. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á (phần 1)
- Bài 14. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á (phần 2)
- Bài 14. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á (phần 3)
- Bài 14. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á (phần 4)
- Bài 14. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á (phần 1)
- Bài 14. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á (phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 14. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á (phần 2) SVIP
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
a. Quy mô và tỉ lệ gia tăng tự nhiên
- Tây Nam Á là khu vực ít dân. Năm 2020, số dân của khu vực là 402,5 triệu người, chiếm 5,2% số dân toàn thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khu vực còn khá cao, đạt 1,6% (năm 2020).
b. Cơ cấu dân số
- Có tỉ lệ nam nhiều hơn nữ trong tổng số dân và có xu hướng tăng. Năm 2020, tỉ lệ nam chiếm 52%, tỉ lệ nữ chiếm 48% tổng số dân. Khu vực này có nhiều quốc gia đứng đầu thế giới về tỉ lệ nam nhiều hơn nữ như: Ca-ta, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất, Ô-man, Ba-ranh, A-rập Xê-út.
- Có cơ cấu dân số trẻ, nhiều quốc gia trong khu vực đang bước vào thời kì cơ cấu dân số vàng nên có lực lượng lao động dồi dào => Là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế.
c. Thành phần dân tộc
Hơn 50% số dân khu vực Tây Nam Á là người A-rập. Ngoài ra, còn có các dân tộc khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái, Cuốc,...
d. Phân bố dân cư
- Có mật độ dân số khá thấp, khoảng 60 người/km2 (năm 2020).
- Dân cư phân bố có sự chênh lệch giữa các vùng, các quốc gia. Vùng phía Bắc, đồng bằng, ven biển và những vùng khai thác dầu mỏ quan trọng là những nơi tập trung đông dân nhất.
e. Đô thị hoá
- Tỉ lệ dân thành thị của khu vực cao, đạt 72%, trong khi đó trung bình thế giới là 56,2% (năm 2020).
+ Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là Cô-oét (100%), I-xra-ren (92,6%), Gioóc-đa-ni (91,4%).
+ Quốc gia có tỉ lệ dân thành thị thấp nhất là Y-ê-men (37,9%).
- Các thành phố lớn nhất của khu vực là I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ), Bát-đa (I-rắc), Tê-hê-ran (I-ran), Ri-át (A-rập Xê-út). Các thành phố là những trung tâm kinh tế phát triển, thu hút dân cư và lao động.
2. Xã hội
- Là nơi khởi nguồn của ba tôn giáo chính: Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo. Hồi giáo là tôn giáo phổ biến trên toàn khu vực.
- Là nơi xuất hiện của một trong những nền văn minh cổ đại, cũng là nơi có nhiều di sản vật thể và phi vật thể nổi tiếng thế giới được UNESCO công nhận như: thành cổ Pê-tra (Gioóc-đa-ni), thành cổ Shi-bam (Y-ê-men), thành phố di sản Sa-ma-ra (I-rắc),... Khu vực có nhiều lễ hội, phong tục tập quán truyền thống đặc sắc => Là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.
- Chất lượng cuộc sống dân cư trong khu vực ngày càng cao nhưng có sự phân hoá giữa các nước, các nhóm dân cư trong một nước.
- Có các xung đột sắc tộc, tôn giáo,... xảy ra trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia, đồng thời chịu sự can thiệp của một số cường quốc trên thế giới. Tình hình chính trị bất ổn đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây