Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) SVIP
BÀI 13: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954) VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 - 1975)
1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
a) Giai đoạn 1945 - 1950
* Bối cảnh: năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa mới ra đời đối diện với nhiều thách thức, khó khăn.
* Mục đích: bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế và tránh đối đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thù.
* Biện pháp:
- Với thế giới:
+ Chính phủ gửi thư, công hàm đề nghị Đại hội đồng Liên hợp quốc và các nước lớn công nhận Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Việt Nam mở các cơ quan đại diện ngoại giao tại một số nước châu Á và lập các cơ quan thông tin ở một số nước trên thế giới.
- Với Trung Hoa Dân quốc:
+ Chủ động vừa đấu tranh chính trị, vừa vận động ngoại giao.
+ Thực hiện các hoạt động hữu nghị, thân thiện với nhân dân Trung Quốc.
+ Hoà hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở Việt Nam để tranh thủ thời gian củng cố chính quyền cách mạng.
- Với Pháp:
+ Ngày 6 - 3 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ với nội dung:
-
Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do, có Chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
-
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đồng ý cho 15 000 quân Pháp ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số quân này sẽ đóng tại những địa điểm quy định và rút dần trong 5 năm.
-
Hai bên ngừng mọi xung đột ở phía Nam, giữ nguyên quân đội tại vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức.
Hình 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu Anh, Mỹ, Trung Quốc
tại lễ ký kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946
+ Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp (14 - 9 - 1946) để kéo dài thời gian hoà bình, chuẩn bị kháng chiến.
+ Tháng 12 - 1946, kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ, Việt Nam luôn thể hiện thiện chí hoà bình, đề nghị Chính phủ Pháp tiếp tục mở các cuộc thương lượng, kêu gọi nhân dân Pháp chống chiến tranh.
b) Giai đoạn 1950 - 1954
* Bối cảnh: từ năm 1950, tình hình thế giới và Việt Nam có những thay đổi nhanh chóng.
→ Hoạt động đối ngoại của Việt Nam được đẩy mạnh trên nhiều hướng.
* Mục đích: nhằm tranh thủ sự ủng hộ quốc tế và kết thúc chiến tranh bằng giải pháp ngoại giao khi có điều kiện.
* Biện pháp:
- Năm 1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
→ Ý nghĩa: thắng lợi chính trị to lớn, tạo tiền đề cho những thắng lợi quân sự sau này.
- Năm 1951, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau.
Hình 2: Đại hội Liên minh Việt - Miên - Lào tại Việt Bắc năm 1951
- Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gặp gỡ đại diện Đảng Cộng sản Pháp và nhiều tổ chức quốc tế, thành lập các hội hữu nghị và Uỷ ban Bảo vệ hoà bình thế giới.
- Tháng 5 - 1954, Hội nghị quốc tế về Đông Dương được tổ chức ở Giơ - ne - vơ (Thuỵ Sĩ). Ngày 21 - 7 - 1954 Hiệp định Giơ - ne - vơ được kí kết.
Hình 3: Hội nghị Giơ - ne - vơ năm 1954 bàn về lập lại hòa bình ở Đông Dương
+ Nội dung Hiệp định gồm các điều khoản:
-
Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương; cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước.
-
Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
-
Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực:
-
Ở Việt Nam: quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở 2 miền Bắc - Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời cùng một khu phi quân sự ở 2 bên giới tuyến.
-
Ở Lào: lực lượng kháng chiến tập kết ở 2 tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalì.
-
Ở Cam - pu - chia: lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết.
-
Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào 3 nước Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào, không để cho các nước dùng lãnh thổ của mình vào việc gây chiến hoặc phục đích quân sự.
-
Việt Nam tiến tới thống nhất đất nước bằng một cuộc Tổng tuyển cử tự do trong cả nước tổ chức vào tháng 7 - 1956.
-
Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơ - ne - vơ thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ.
+ Ý nghĩa Hiệp định:
-
Là văn bản pháp lí ghi nhận những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân 3 nước Đông Dương được các cường quốc lớn nhất cam kết tôn trọng.
-
Đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, đập tan âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của Pháp - Mỹ, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
-
Với Hiệp định Giơ - ne - vơ, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, bắt tay vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Thắng lợi của Hiệp định là thắng lợi chung của các lực lượng hòa bình và cách mạng trên thế giới.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây