Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 12: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt (Phần 2) SVIP
3. Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
* Thế kỉ X:
- Đặc điểm: văn minh Đại Việt bước đầu được định hình, thông qua công cuộc củng cố chính quyền, phát triển kinh tế, văn hoá.
- Các triều đại: gắn liền với chính quyền họ Khúc, họ Dương và các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê.
* Thế kỉ XI – XV:
- Đặc điểm:
+ Văn minh Đại Việt hình thành và phát triển toàn diện.
+ Phật giáo, Đạo giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ.
+ Tính dân tộc được thể hiện rõ nét, đặc biệt là thời kì Lý, Trần.
+ Từ thế kỉ XV, Nho giáo dần trở thành hệ tư tưởng chính thống, giáo dục phát triển, khoa cử từng bước trở thành phương thức chủ yếu trong tuyển chọn quan lại.
- Các triều đại: gắn liền với các vương triều Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
* Thế kỉ XVI – XVII:
- Đặc điểm:
+ Văn minh Đại Việt tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu đặc sắc.
+ Nho giáo và giáo dục, khoa cử tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ, có vai trò lớn trong đời sống chính trị, xã hội.
+ Từ đầu thế kỉ XVI, một số yếu tố văn hoá phương Tây từng bước du nhập vào Đại Việt.
- Các triều đại: gắn liền với các vương triều Lê sơ (giai đoạn cuối), Mạc, Lê trung hưng.
* Thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX:
- Đặc điểm:
+ Văn minh Đại Việt có nhiều biến động do quốc gia Đại Việt từng bước rơi vào khủng hoảng.
+ Một số lĩnh vực văn minh Đại Việt vẫn đạt được những thành tựu nổi bật.
- Các triều đại: gắn liền với các vương triều Lê trung hưng (giai đoạn hậu kì), Tây Sơn, Nguyễn.
Hình 1. Di tích cổng Đoan Môn - cổng phía nam Hoàng thành Thăng Long
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây