Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 12: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt (Phần 1) SVIP
1. Khái niệm văn minh Đại Việt
- Khái niệm: Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu trong kỉ nguyên độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.
2. Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt
* Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:
- Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được bảo tồn qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc.
- Những di sản và truyền thống của văn minh Văn Lang – Âu Lạc tiếp tục được phục hưng, phát triển trong thời kỳ độc lập, tự chủ.
Hình 1. Trống đồng đền Hùng (Phú Thọ)
* Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt:
- Độc lập, tự chủ là nhân tố quan trọng nhất của việc hình thành và phát triển văn minh Đại Việt. Độc lập về chính trị dẫn đến ý thức độc lập về văn hoá.
- Trải qua các triều đại Ngô, Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ,... nền độc lập, tự chủ quốc gia tiếp tục được củng cố vững chắc.
=> Đó là điều kiện thuận lợi để xây dựng một nền văn hoá với nhiều nét đặc sắc, tạo nên nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ và toàn diện.
* Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài
- Văn minh Trung Hoa: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử,...
- Văn minh Ấn Độ: Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc,...
- Văn minh phương Tây: chữ viết, Thiên Chúa giáo,...
=> Nhiều thành tựu của các nền văn minh bên ngoài khi du nhập vào Đại Việt đã được cải biên, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn. Góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.
Hình 2. Chiếu dời đô (chữ Hán)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây