Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 11: Văn minh Phù Nam SVIP
1. Cơ sở hình thành
a) Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí: Văn minh Phù Nam hình thành trên lưu vực châu thổ sông Cửu Long, giáp biển.
- Sông ngòi: hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt đổ ra biển.
=> Thuận lợi cho việc tránh bão, neo đậu thuyền bè của các thương nhân nên cư dân Phù Nam sớm có điều kiện giao lưu với nền văn minh của nhiều quốc gia khác, đặc biệt là nền văn minh Ấn Độ.
- Địa hình khu vực thấp, nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp trồng lúa nước.
b) Dân cư và xã hội
* Dân cư: Cư dân Phù Nam chủ yếu là cư dân bản địa (người Môn cổ) kết hợp với một bộ phận cư dân đến từ bên ngoài. Họ cùng nhau thiết lập quốc gia mới, làm chủ nền văn minh Phù Nam.
* Xã hội: Xã hội Phù Nam cổ đại có sự phân biệt rõ giữa người giàu và người nghèo, giữa tầng lớp thống trị và bị trị
- Vua, tầng lớp quý tộc chỉ phối đời sống xã hội.
- Thương nhân có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
- Nông dân, thợ thủ công và một bộ phận nô lệ là bộ phận bị trị và nguồn lao động chính trong xã hội.
2. Thành tựu tiêu biểu
a) Tổ chức xã hội và nhà nước
* Xã hội:
- Cư dân Phù Nam sinh sống chủ yếu trong các xóm làng (phum, sóc).
- Các phum, sóc có quan hệ lỏng lẻo với nhau và bị chia cắt bởi rừng rậm, đầm lầy.
* Nhà nước:
- Thời gian ra đời: Nhà nước Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I.
- Thể chế: quân chủ chuyên chế, vua là người đứng đầu có quyền lực tối cao.
- Nhà nước Phù Nam là tập hợp của nhiều tiểu quốc, giúp việc cho vua là hệ thống quan lại, tầng lớp quý tộc.
b) Hoạt động kinh tế và đời sống vật chất
* Hoạt động kinh tế:
- Thương mại: Phù Nam là một trong những trung tâm thương mại lớn của khu vực.
- Nông nghiệp: trồng lúa nước và đánh bắt hải sản cũng rất phát triển.
- Thủ công nghiệp đa dạng với các nghề làm muối, dệt, kim hoàn,...
Hình 1. Bông hoa bằng vàng (văn minh Phù Nam)
Hình 2. Tượng Phật điêu khắc đá (văn minh Phù Nam)
* Đời sống vật chất:
- Nguồn lương thực, thực phẩm: lúa gạo và các loại rau, củ, quả, gia súc, gia cầm, đánh bắt thủy hải sản.
- Trang phục phổ biến là áo chui đầu hoặc ở trần, dùng vải quấn làm váy, người dân đi chân đất hoặc đi dép bằng gỗ.
- Cư dân giàu có đeo đồ trang sức làm bằng đá quý, vàng, bạc,...
- Nhà ở: nhà sàn gỗ.
- Phương tiện di chuyển: thuyền bè.
c) Đời sống tinh thần:
- Chữ viết:
+ Được sử dụng từ sớm, có loại văn tự giống chữ Hán, có loại giống chữ Phạn.
+ Một số minh văn khắc trên bia đá, khắc trên vàng, thể hiện tính bác học và trình độ uyên thâm của người viết.
- Tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Tín ngưỡng: Dân gian có tín ngưỡng sùng bái núi thiêng và nàng công chúa rắn.
+ Tôn giáo: Phật giáo và Hin-đu giáo được tôn sùng. Ba vị thần được thờ phổ biến là Bra-ma, Vít-nu, Si-va.
Hình 3. Tượng thần Vít-xnu bằng đá (văn minh Phù Nam)
- Tư duy thẩm mỹ: Phát triển khá cao, thể hiện qua kỹ thuật chế tác đồ trang sức, kỹ thuật dệt vải, làm gốm, điêu khắc và kiến trúc.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây