Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 11: Văn minh Chăm-pa SVIP
1. Cơ sở hình thành
a) Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí: văn minh Chăm-pa hình thành trên vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay.
- Địa hình: cao nguyên, đan xen đồng bằng nhỏ hẹp.
- Sông ngòi: sông Thu Bồn bồi đắp phù sa cho các đồng bằng.
=> Thuận lợi cho sự định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân.
- Đường bờ biển dài, tạo điều kiện cho Vương quốc Chăm-pa tiếp nhận các luồng di cư, tiếp xúc và giao lưu văn hoá từ bên ngoài, đặc biệt là từ Ấn Độ.
b) Dân cư và xã hội
* Dân cư:
- Cư dân bản địa sống lâu đời ở vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung là những người nói tiếng Môn cổ.
* Xã hội:
- Xã hội Chăm-pa cổ đại gồm nhiều tầng lớp khác nhau như: tăng lữ, quý tộc, thợ thủ công, dân nghèo,...
- Sự khác biệt giữa các tầng lớp thể hiện qua: uy quyền, nhà cửa, trang phục, điều kiện sinh hoạt.
- Tăng lữ, quý tộc nắm quyền thống trị, chi phối đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá.
2. Thành tựu tiêu biểu
a) Tổ chức xã hội và Nhà nước
* Xã hội:
- Cư dân Chăm-pa sinh sống trong các làng xóm, duy trì quan hệ cộng đồng, thân tộc.
- Các gia đình trong làng nhận ruộng đất cày cấy và thực hiện nghĩa vụ thuế khoá, lao dịch với nhà nước.
* Nhà nước:
- Thời gian ra đời: khoảng thế kỉ II.
- Thể chế: quân chủ chuyên chế. Đứng đầu là vua, giúp việc cho vua là quan lại ở trung ương và địa phương.
- Cả nước chia thành nhiều châu, huyện, làng.
b) Hoạt động kinh tế và đời sống vật chất
* Hoạt động kinh tế:
- Nông nghiệp: trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, đánh cá.
- Thủ công nghiệp: nghề dệt, làm gốm, sản xuất gạch,...
+ Kĩ thuật làm gốm và xây dựng đền tháp rất phát triển.
+ Sản phẩm gốm đa dạng: tượng phù điêu trang trí kiến trúc đền tháp, gốm tráng men, gốm gia dụng,...
- Trao đổi hàng hoá với một số quốc gia hải đảo.
* Đời sống vật chất:
- Lương thực, thực phẩm: gạo nếp, gạo tẻ là nguồn lương thực chính. Ngoài ra còn có các loại hạt, hải sản,...
- Trang phục: nam, nữ quấn ngang tấm vải từ lưng trở xuống, tai đeo trang sức.
- Nhà ở:
+ Vua: ở lầu cao.
+ Dân thường: ở nhà sàn bằng gỗ.
- Phương tiện di chuyển: thuyền hai đầu nhọn, có cánh buồm, phần đầu lái và mũi thuyền uốn cong.
Hình 2. Quần thể tháp Bánh Ít (Bình Định)
c) Đời sống tinh thần
- Chữ viết: chữ Chăm ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn và sử dụng phổ biến trên các văn bia.
- Văn học: văn học dân gian như sử thi, thần thoại, truyền thuyết,... và văn học viết cùng song hành tồn tại.
- Tôn giáo: chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ.
+ Ấn Độ giáo: sùng bái thần Bra-ma, Vít-xnu, Si-va.
+ Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong xã hội.
- Âm nhạc, ca múa nhạc phát triển: múa Áp-sa-ra trong cung đình, đền, miếu, lễ hội.
- Tư duy thẩm mĩ và sáng tạo thể hiện qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, chế tác trang sức.
Hình 2. Tượng thần Bra-ma (văn hoá Óc Eo)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây