Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 10: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc (Phần 2) SVIP
2. Thành tựu cơ bản
b) Hoạt động kinh tế và đời sống vật chất
* Hoạt động kinh tế:
- Nông nghiệp là hoạt động kinh tế nổi bật: trồng lúa nước ven sông, làm rẫy ở đồi núi, chăn nuôi, đánh cá...
- Nghề thủ công: chế tác đá, làm gốm, luyện kim, chế tác trang sức,...
* Đời sống vật chất:
- Nguồn lương thực, thực phẩm: gạo nếp, gạo tẻ; các loại rau, củ, quả; gia súc, gia cầm (gà, vịt,...) và các loại thuỷ sản (cá, tôm, cua,...).
Hình 1. Hoạt tiết hoa văn người giã gạo và mái nhà trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam)
- Trang phục:
+ Nam: đóng khố, đi chân đất.
+ Nữ: mặc áo váy, đi chân đất.
+ Dịp lễ hội thường có thêm trang sức như vòng, nhẫn, khuyên tai, mũ gắn lông vũ,...
- Nhà ở: nhà sàn bằng gỗ, tre, nứa, lá.
- Phương thức di chuyển: thuyền, bè.
Hình 2. Hoạt tiết hoa văn thuyền trên thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái)
c) Đời sống tinh thần
- Tín ngưỡng:
+ Sùng bái các lực lượng tự nhiên: thờ thần Mặt Trời, thần núi, thần sông,...
+ Thờ cúng tổ tiên, thờ anh hùng, thủ lĩnh.
+ Thực hành nghi lễ nông nghiệp.
- Phong tục tập quán: ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,... Dịp lễ hội thường có đua thuyền, đấu vật.
- Ca múa, âm nhạc: ca múa giao duyên nam nữ, nhạc cụ có trống đồng, chiêng, cồng,...
- Trình độ thẩm mĩ và tư duy khá cao thể hiện qua nghệ thuật điêu khắc, kĩ thuật luyện kim, kĩ thuật làm gốm.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây