Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 10: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc (Phần 1) SVIP
1. Cơ sở hình thành
a) Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí:
+ Phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).
+ Phía bắc giáp Trung Hoa, phía đông giáp biển.
=> Thúc đẩy sự giao lưu, tiếp xúc của cư dân Việt cổ với các nền văn minh khác.
- Sông ngòi: sông Hồng, sông Cả, sông Mã bồi đắp phù sa, hình thành nên các đồng bằng màu mỡ.
=> Tạo điều kiện thuận lợi để cư dân định cư trong xóm làng. Người Việt cổ là chủ nhân của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
- Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Lượng ánh sáng mặt trời lớn, mưa nhiều.
=> Thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú (sắt, đồng, chì, thiếc,...).
=> Cư dân chế tác công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt.
Hình 1. Lược đồ lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả
b) Cơ sở xã hội
- Nền kinh tế nông nghiệp chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày => tăng hiệu quả sản xuất => của cải dư thừa => phân hoá xã hội: quý tộc, nông dân tự do, nô tì.
+ Quý tộc: những người giàu có, có thế lực.
+ Nông dân tự do: sống trong công xã nông thôn, chiếm đại đa số dân cư.
+ Nô tì: tầng lớp thấp nhất trong xã hội, chủ yếu phục vụ trong gia đình quý tộc.
- Quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng dân cư Việt cổ.
=> Cư dân đoàn kết trong chống ngoại xâm, đắp đê, trị thuỷ, khai hoang mở rộng địa bàn cư trú => thúc đẩy sự ra đời văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
Hình 2. Lưỡi cày đồng và tượng trâu đồng có người cưỡi (văn hoá Đông Sơn)
2. Thành tựu tiêu biểu
a) Tổ chức xã hội và Nhà nước
* Địa phương: người Việt cổ sống quần tụ trong xóm, làng (chiềng, chạ, mường, bản,...), gồm nhiều gia đình, dòng họ cùng chung sống trong một khu vực.
* Nhà nước:
- Nhà nước Văn Lang:
+ Thời gian ra đời: thế kỉ VII TCN.
+ Kinh đô: Phong Châu (Phú Thọ).
+ Tổ chức bộ máy nhà nước: đứng đầu nhà nước là vua Hùng, giúp việc cho vua là các Lạc hầu, cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng cai quản, dưới bộ là chiềng, chạ do Bồ chính phụ trách.
Hình 3. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
- Nhà nước Âu Lạc:
+ Thời gian: năm 208 TCN nhà nước Âu Lạc ra đời, kế thừa bộ máy nhà nước Văn Lang.
+ Nước Âu Lạc phát triển hơn Văn Lang: lãnh thổ mở rộng dựa trên sự hợp nhất giữa người Âu Việt và người Lạc Việt; cư dân biết sử dụng nỏ có thể bắn nhiều mũi tên một lần.
+ Kinh đô: Cổ Loa (Hà Nội) vừa là kinh đô, vừa là căn cứ quân sự vững chắc.
Hình 4. Sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa (Hà Nội)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây