Nguyễn Duy Chinh
Giới thiệu về bản thân
Những trải nghiệm trong cuộc sống không chỉ khiến con người trưởng thành hơn, mà còn giúp tâm hồn chúng ta trở nên phong phú.
Tết đến là dịp để mỗi người có thời gian sum vầy bên gia đình. Năm nay, em sẽ được ăn Tết ở quê ngoại. Đây là lần đầu tiên em được trải nghiệm không khí Tết ở vùng nông thôn. Điều đó khiến em cảm thấy vô cùng háo hức.
Những ngày giáp Tết, quê hương của em như được khoác lên mình một chiếc áo mới. Các con đường trong thôn được trang trí cờ hoa rực rỡ. Xe cộ đi lại đông đúc, tấp nập hơn những ngày bình thường. Lần đầu tiên, em được theo mẹ đi chợ Tết. Rất nhiều mặt hàng được bày bán như thịt cá, rau củ, bánh kẹo… Người mua, người bán nhộn nhịp và đông vui làm sao. Mẹ của em cũng mua rất nhiều đồ như lá dong, gạo nếp, bánh kẹo…
Chiều hai mươi tám Tết, mọi người cùng nhau gói bánh chưng. Em rất háo hức vì đây là lần đầu tiên được xem gói bánh chưng. Các nguyên liệu gói bánh gồm lá dong, lạt mềm, gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ. Tất cả đã được rửa sạch, để vào rổ hoặc bát. Công đoạn gói quả thật khó khăn. Ông ngoại vừa gói bánh, vừa hướng dẫn em từng bước một. Sau khoảng ba mươi phút, em đã hoàn thành. Chiếc bánh chưng dù còn chưa được đẹp đẽ, nhưng em cảm thấy rất vui.
Sau đó, bố chuẩn bị một chiếc nồi thật to. Từng chiếc bánh được xếp vào cẩn thận. Công đoạn luộc bánh cũng rất quan trọng. Bố nói rằng phải mất hơn một ngày bánh mới chín. Em cùng bé Hòa háo hức ngồi canh nồi bánh chưng. Giữa tiết trời se lạnh, ngồi bên bếp lửa hồng, em cảm thấy vô cùng ấm cúng và hạnh phúc.
Đêm giao thừa, cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm Tất niên. Những món ăn truyền thống của dân tộc được bà và mẹ chuẩn bị vô cùng công phu. Em đã được mẹ giải thích ý nghĩa của các món ăn trong mâm cỗ. Đến giờ, cả nhà đứng trước bàn thờ để cúng tổ tiên. Sau đó, mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện vui vẻ. Không khí thật ấm cúng, thiêng liêng. Ông ngoại còn thay mặt cả gia đình phát biểu.
Một trải nghiệm đáng nhớ, giúp em thêm hiểu biết về truyền thống của dân tộc. Từ đó, em càng thêm yêu thêm quê hương, đất nước của mình.
CÂU 9 : câu văn đó sử dụng biện pháp tu từ là nhân hóa
Tác dụng là giúp bài văn có thêm yếu tố sinh động , gợi hình, gợi cảm. Cho thấy sáo sậu đã biết lỗi và hối hận
CÂU 10 :
Qua câu chuyện Chào mào và sáo sậu trích từ xóm bờ giậu của tác giả Trần Đức Tiến. Em rút ra được bài học sống trong cuộc đời chúng ta không nên ích kỷ, chỉ nghĩ cho riêng mình mà không biết quan tâm cho người khác nhất là khi họ gặp hoạn nạn, khó khăn trong cuộc sống. Đặc biệt là khí sai chúng ta phải biết hối hận và sửa sai