Phan Xuân Vinh
Giới thiệu về bản thân
Đợi mẹ là một bài thơ đậm chất trữ tình của nhà thơ Vũ Quần Phương. Lời bài thơ cũng là mạch suy nghĩ, cảm xúc của người con khi chờ mẹ của mình đi làm về. Đó là nỗi nhớ, là sự mong chờ, là tình yêu thương nồng ấm dành cho mẹ. Tình cảm ấy đong đầy, không gì có thể đong đếm được, nên nhà thơ đã khéo léo chọn thể thơ tự do không có bất kì quy luật nào để khắc họa. Trong bài thơ, sự ngóng chờ tha thiết của bạn nhỏ được thể hiện qua điệp ngữ “em bé nhìn”. Hành động ấy lặp đi lặp lại nhiều lần, cho thấy bạn nhỏ rất mong được gặp mẹ. Bạn nhỏ chờ mẹ từ khi trời còn sáng, cho đến khi trăng đã lên cao, đến khi lúa đã lẫn vào trong bóng tối. Thiếu bóng mẹ, ngôi nhà lạnh lẽo, im lắng lạ kì. Sự trống vắng của ngôi nhà chính là hiện thân của sự cô đơn, lạnh lẽo trong lòng người con. Mặc kệ mọi thứ diễn ra xung quanh, bạn nhỏ đã chờ mẹ đến khi ngủ thiếp đi, và cả trong giấc mơ, bạn nhỏ vẫn tiếp tục chờ mẹ của mình. Không một câu thơ nào nói rằng bạn nhỏ yêu mẹ. Nhưng chính hình ảnh bạn nhỏ ấy tha thiết mong chờ mẹ trở về ấy đã gián tiếp nói lên tình cảm thiêng liêng, chân thành mà đứa trẻ dành cho mẹ của mình. Tình cảm ấy hóa thân thành hành động, đi cả vào trong tiềm thức của cậu. Có thể nói, bài thơ Đợi mẹ thực sự đã chạm đến trái tim người đọc một cách sâu sắc bằng những hình ảnh bình dị nhất.
Ta-go có nhiều tác phẩm hay, trong đó " Mây và sóng " đã giúp người đọc cảm nhận được tình mẫu tử thật thiêng liêng, sâu nặng. Đây là một bài thơ, song tác giả lại sử dụng kết hợp với các yếu tố tự sự và miêu tả để tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện với người "trong mây" và "trên sóng". Em bé được mời gọi đến thế giới tuyệt vời ở ''trong mây'' và ''trên sóng'' đầy rộng lớn và hấp dẫn. Là một đứa trẻ, em bé đã bị hấp dẫn bởi lời mời gọi: ''Nhưng làm thế nào mình lên được đó?'' . Nghe xong cầu trả lời của người "trên mây'' và ''trong sóng'', em bé chợt nhớ đến mẹ vẫn đang đợi mình ở nhà và từ chối: ''Làm sao có thể rời mẹ đến được". Đói với em, niềm hạnh phúc là được ở bên cạnh mẹ. Với tình yêu thiên nhiên, yêu thế giới và yêu mẹ, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn những người ''trên mây'' và ''trong sóng''. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở vào lòng. Những hình ảnh hiện lên đẹp đẽ, gửi gắm cảm xúc yêu thương chân thành. Có thể khẳng định rằng, ''Mây và sóng" là một bài thơ đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc đẹp đẽ.
Mặc dù đã được đọc và học không ít bài thơ viết về mẹ nhưng em đặc biệt ấn tượng với tác phẩm '' Mẹ và quả'' của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ đã đem đến cho em những cảm nhận sâu sắc về tình cảm yêu thương, biết ơn của người con dành cho mẹ. Mẹ hiện lên thật giản dị, gần gũi với hình ảnh chăm bón cho ''bí'' và '' bầu''. '' Những mùa quả lặn rồi mọc'' như sự tuần hoàn, lặp lại không ngừng của thời gian. Quanh năm suốt tháng, mẹ vẫn cần mẫn gieo trồng, chăm bón cho bí và bầu lớn lên. Bởi vậy, ''bí'' và "bầu cứ dần "lớn xuống", "mang dáng giọt mồ hôi mặn. Đó chính là công sức của mẹ bỏ ra để ươm mầm những loài cây. Mẹ mang vẻ đẹp của người phụ nữ tần tảo, giàu đức hi sinh. Bên cạnh hình ảnh người mẹ, điều khiễn em ấn tượng đó chính là tình cảm của nhân vật trữ tình. Chứng kiến sự vất vả của mẹ, người luôn ghi nhớ, biết ơn " Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên". Nhờ sự chăm chút, nuôi dưỡng ấy mà những đứa con mới có thể trưởng thành, khôn lớn. Chũng giống như bí, bầu phát triển nhờ những giọt mồ hôi của mẹ. Để rồi, hoảng sợ một "ngày bàn tay mẹ mỏi" mà "Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?". Chủ thể trữ tình lo sợ một ngày mẹ già yếu còn mình thì chưa đủ chín chắn, chưa làm được những điều xứng đáng với chờ mong của mẹ. Như vậy, bằng hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc, nhịp thơ linh hoạt, cùng biện pháp tu từ độc đáo như: so sánh " Như Mặt Trời, khi như Mặt Trăng"; đối lập " Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên? Còn những bầu và bí thì lớn xuống"; hoán dụ, nói giảm nói tránh " Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi; ẩn dụ " Mình vẫn cò một thứ quả non xanh", tác giả đã thể hiện một cách đầy tinh tế, sâu sắc tình cảm yêu thương dành cho mẹ của mình. Qua bài thơ, em càng thêm trân trọng những giây phút bên mẹ và cố gắng học tập để mẹ vui lòng.
1 giờ đi được là: 20:4=5 (km)
Đi 30 km mất số giờ là: 30:5=6 (giờ)
Đáp số:6 giờ
A=2+2^2+2^3+...+2^2023
=>2A= 2^2+2^3+...+2^2023+2^2024
=>2A-A= 2^2024-2
A = (...6) - 2
A = (...4)
Vậy CSTC của A là 4