Đỗ Minh An

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Đỗ Minh An
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Cây xanh rất quan trọng với sự sống của con người cũng như tất cả mọi sinh vật trên Trái đất. Thế nhưng theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature vào năm 2015 cho biết, Trái đất hiện có hơn 3.000 tỉ cây xanh nhưng số lượng cây bị đốn hạ đang ở mức đáng báo động.

Nghiên cứu do nhà sinh thái học Thomas Crowther cùng các đồng nghiệp tại Trường ĐH Yale (Mỹ) thực hiện, dựa trên mật độ cây trên mặt đất và hình ảnh vệ tinh chụp 400.000 địa điểm trên Trái đất.

Theo nghiên cứu, Trái đất còn khoảng 3.040 tỉ cây, tương đương 420 cây/đầu người. Con số này cao gấp 8 lần so với dự đoán trước đó là 400 tỉ cây. Trong khi đó, khoảng 15 tỉ cây bị đốn hạ mỗi năm nhưng chỉ có 5 tỉ cây được trồng lại.

Số lượng cây đã giảm 46% kể từ khi xuất hiện nền văn minh loài người. Những nơi có mật độ cây cối dày đặc nhất là khu vực cận Bắc Cực của Nga, vùng Scandinavia và Bắc Mỹ. Những khu vực có diện tích rừng lớn nhất thế giới tập trung ở vùng nhiệt đới, chiếm khoảng 43% tổng số cây.

Với tốc độ rừng xanh bị tàn phá như hiện nay, nhiều người cho rằng, khoảng 200 năm nữa toàn bộ cây xanh trên Trái đất sẽ bị chặt hạ. Vậy viễn cảnh tồi tệ nào sẽ xảy đến với con người khi phải sinh sống trên một hành tinh không còn cây xanh?

Thiếu hụt một nửa lượng oxy

Oxy chiếm khoảng 21% khí quyển Trái đất. Tuy nhiên, chỉ một nửa lượng oxy trong đó do cây cối, thực vật sinh ra trong quá trình quang hợp. Nửa còn lại được tạo ra bởi đại dương, các sinh vật biển siêu nhỏ gọi là sinh vật phù du.

Do đó, nếu cây xanh biến mất, vẫn có thể có oxy nhưng nồng độ sẽ thấp hơn. Và lượng oxy như vậy có đủ cho con người tồn tại? Trong một năm, những cây ra lá khi trưởng thành sẽ sản sinh ra ngày càng nhiều oxy, đủ cho 10 người thở.

Nếu các sinh vật phù du cung cấp cho chúng ta được một nửa lượng oxy nhu cầu, ở mức dân số hiện tại, chúng ta có thể sống sót trên Trái đất ít nhất 4.000 năm trước khi kho chứa oxy trống rỗng. Tuy nhiên, giả thuyết này chưa bao gồm các yếu tố khác như: Sự gia tăng dân số sẽ làm giảm lượng oxy có sẵn, hay như khi sinh vật phù du ở thời kỳ phát triển mạnh có thể sản xuất ra nhiều oxy hơn...

Tuy nhiên, cây xanh còn có nhiều tác dụng khác trong việc cung cấp và tạo ra điều kiện sống lý tưởng, thích hợp cho con người, ngoài việc cung cấp oxy. Ai cũng biết tầm quan trọng, sự thiết yếu của oxy tới cuộc sống của con người, nhưng đó chỉ là yếu tố cần, yếu tố đủ cho sự sống còn có nhiệt độ, khí hậu, không khí trong lành... cũng phụ thuộc lớn vào mật độ cây xanh trên thế giới.

Trái đất nóng lên

Một trong những vai trò quan trọng nhất của cây xanh là làm mát, điều hòa không khí. Hệ thực vật trên Trái đất đã khiến cuộc sống của chúng ta dễ chịu hơn, nhất là việc cung cấp bóng râm trong những ngày oi nóng.

Theo chương trình môi trường quốc gia Mỹ, các khu rừng che phủ được khoảng 30% diện tích hành tinh, hầu hết tập trung nhiều ở 10 quốc gia: Mỹ, Canada, Liên bang Nga, Brazil, Trung Quốc, Úc, Cộng hoà dân chủ Congo, Indonesia, Peru và Ấn Độ.

Cây xanh tác động mạnh đến biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, rừng của chúng ta đang ngày càng mất đi. Ước tính có khoảng 13 triệu ha (gần bằng diện tích Hy Lạp) rừng biến mất mỗi năm. Nạn phá rừng xảy ra do tình trạng gia tăng dân số và nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp ngày một nhiều. Còn người đã chặt hạ cây cối để lấy chỗ cho sự phát triển mới.

Không khí không được điều hòa

Mỗi bộ phận của cây xanh, từ rễ đến lá đều đóng vai trò kiểm soát khí hậu. Lá cây giúp điều hòa, làm mát không khí qua quá trình thoát hơi và bốc hơi nước, giúp giải phóng độ ẩm vào trong không khí. Với mắt người, thoát hơi và bốc hơi nước ở cây là các quá trình vô hình, nhưng theo điều tra địa chất của Mỹ (USGS) một cây sồi lớn có khả năng vận chuyển 40.000 gallon (khoảng hơn 151.000 lít) nước vào bầu khí quyển trong vòng một năm. Quá trình này cực hữu ích trong việc giảm mưa bão vì nó trả lại độ ẩm cho bầu khí quyển, làm cân bằng ẩm.

Nhờ khả năng điều hòa, làm mát không khí mà ở những khu vực có cây xanh thì cư dân giảm thiểu được nhu cầu sử dụng năng lượng. Xung quanh các tòa nhà, văn phòng thường trồng cây xanh như một chiến lược tạo bóng mát cho ngày hè cũng như cản gió lạnh vào mùa đông.

Với một số quy hoạch, cây đô thị có thể giúp giảm thiểu ảnh hưởng của hiệu ứng “đảo nhiệt đô thị” - hiện tượng không khí ở khu vực trung tâm đô thị cao hơn không khí ở vùng ngoại ô vì các khu đô thị tạo ra và giữ nhiệt.

Không khí bị ô nhiễm

Nếu không có cây cối, 99% con người không thể tồn tại ngoài tự nhiên vì không khí lúc này không thích hợp cho việc hô hấp.

Bất cứ khi nào ra ngoài, nam hay nữ, già hay trẻ cũng đều phải mang theo mặt nạ dưỡng khí để có thể lọc được chút ít Oxy còn xót lại trong không khí lúc này.

Sở dĩ không khí "bẩn đi" là do không còn "lá phổi xanh" để lọc CO2 và tạo ra O2 nữa. Sự vắng mặt của thực vật sẽ dẫn đến viêc nồng độ CO2 tăng đáng kể và sự giảm O2 một cách trầm trọng.

Đất đai cằn cỗi

Không có cây xanh, con người sẽ tiếp tục đối diện với 1 tác động khác không kém phần nguy hiểm, đó là đất đai cằn cỗi. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp, có đến 2,5 tỉ người (hơn 1/3 dân số thế giới) phụ thuộc vào nông nghiệp.

Như vậy, không có cây cối, đất đai sẽ cằn cỗi, ít dinh dường, dẫn đến việc trồng trọt đi xuống, lương thực thiếu thốn trầm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến "miếng ăn" của chúng ta.

Động vật bị tuyệt chủng

Việc mất đi cây xanh còn ảnh hưởng đến tất thảy các loài động vật khác. Nghiêm trọng nhất phải kể đến những con vật đang sinh sống trong rừng mưa như: khỉ, hươu, hổ, gấu, rắn… (chiếm khoảng 50% động vật trên thế giới).

Các loài động vật sẽ mất đi “mái nhà”.

Việc mất đi “mái nhà” sẽ khiến tuyệt đại đa số chúng không thể tiếp tục sinh tồn. Không nói đâu xa, chỉ tính riêng nạn phá rừng ở thời điểm hiện tại cũng đã gián tiếp giết chết hàng triệu động vật mỗi năm.