Đoàn Ngọc Duy Uyên

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Đoàn Ngọc Duy Uyên
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 9 :                                                          Em thích hình ảnh này vì nó vẽ nên khung cảnh tươi sáng, đầy sức sống của thiên nhiên. Hình ảnh “đỏ nắng” và “xanh cây” gợi cảm giác ấm áp, thân thuộc, như mang đến cho em cảm nhận về những buổi học đầy màu sắc và niềm vui khi nghe thầy đọc thơ. Cách diễn đạt này làm cho những câu thơ như có hồn, sống động hơn, giống như chính thiên nhiên cũng đang hòa nhịp với lời thơ của thầy, khiến em cảm thấy yêu thích và gần gũi hơn với những bài học.               Câu10 :                                                Qua bài thơ “Nghe thầy đọc thơ”, em cảm nhận được tình thầy trò thật ấm áp và sâu sắc. Từng câu thơ của thầy mang đến cho em biết bao cảm xúc, khiến em thấy yêu mến và kính trọng thầy nhiều hơn. Lời thơ của thầy không chỉ là những bài học mà còn là cầu nối giúp em cảm nhận thiên nhiên, cuộc sống và những ký ức thân thương. Khi xa thầy, em nhớ lại từng câu thơ, từng kỷ niệm, cảm thấy như thầy vẫn ở bên cạnh. Tình thầy trò thật đẹp và thiêng liêng, giống như ngọn đèn soi sáng con đường học tập và trưởng thành của em.

 

 

    Trong khi tàng chuyện truyền thuyết Việt Nam , có nhiều câu chuyện rất hay và hấp dẫn . Có những câu chuyện thoảng qua như một cơn gió nhưng có những câu chuyện lại đóng lại trong lòng ta những ấn tương khó quên . Và em cũng vậy , câu chuyện mà em ấn tượng nhất là câu chuyện : " Con Rồng Cháu Tiên " .                                                        

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.

Thần giúp nhân dân diệt trừ Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh là những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung [1] với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đèm lòng yêu thương, rồi trở thành vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở điện Long Tráng.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang đến kì sinh nở. Chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm con trai, con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô [2], khỏe mạnh như thần.

Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước, cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung với mẹ. Âu Cơ ở lại một mình nuôi đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở.

– Sao chàng bỏ thiếp [3] mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?

Lạc Long Quân nói:

– Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là giòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán [4] khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi cùng nhau chia tay nhau lên đường.

Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô [5] ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là : " Con Rồng Cháu Tiên . "                                                             Sau khi cảnh câu chuyện này , câu chuyện đã dạy em tinh thần đoàn kết , tương thân tương ái , giúp đỡ lẫn nhau . Đồng thời, câu chuyện đã nhắc em là con người Việt Nam dù đều đâu về đâu cũng phải nhờ đến nguồn gốc của mình đúng như Bác Hồ đã nói : " Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không , dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh Quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không . Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập củ các em . . . " để góp phần xây dựng đất nước văn minh hơn đúng như Bác Hồ đã dạy .