Nguyễn Chí Toàn
Giới thiệu về bản thân
- Hiện tượng “đóng mở của khí khổng” thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng. Vì hiện tượng này là vận động thuận nghịch do sự biến đổi sức trương nước của khí khổng dưới tác dụng của các tác nhân kích thích không định hướng như nhiệt độ, cường độ ánh sáng, độ ẩm không khí, gió,…
- Hiện tượng “nở của cây mười giờ” thuộc kiểu ứng động sinh trưởng. Vì hiện tượng này xảy ra do tốc độ sinh trưởng và phân chia tế bào không đều ở mặt trên và mặt dưới của hoa làm cho hoa nở hoặc khép dưới tác dụng của các tác nhân kích thích không định hướng mang tính chu kì như nhiệt độ, ánh sáng,…
- Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng dẫn tới tử vong ở trẻ vì:
+ Khi bị tiêu chảy, trẻ ăn ít đi trong khi khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần khiến tình trạng suy dinh dưỡng trở nên tồi tệ hơn. Trẻ chết vì tiêu chảy phần lớn đều bị suy dinh dưỡng.
+ Đồng thời, khi bị tiêu chảy, nước và chất điện giải bị mất qua phân lỏng, nôn mửa, mồ hôi, nước tiểu và thở. Nếu những mất mát này không được thay thế có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.
- Biện pháp phòng tránh tiêu chảy:
+ Tăng cường vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; nhà vệ sinh hợp vệ sinh; đảm bảo vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh;…
+ Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm: chọn mua thức ăn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; ăn chín; các thức ăn đã nấu chín hoặc còn dư từ bữa trước sang bữa sau phải được bảo quản tốt;…
+ Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch.
+ Xử trí khi có người bị tiêu chảy cấp: Phải đưa ngay người bị tiêu chảy cấp đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
* Hệ tuần hoàn hở:
- Đại diện: thân mềm và chân khớp.
- Cấu tạo: động mạch, tĩnh mạch.
- Đường đi của máu: máu xuất phát từ tim -> qua hệ thống động mạch -> tràn vào khoang máu và trộn lẫn với nước -> sau khi tiếp xúc và trao đổi chất với tế bào, hỗn hợp máu - nước mô chui vào -> tĩnh mạch -> để về tim.
- Tốc độ máu trong hệ mạch: có áp suất thấp và tốc độ chảy máu chậm hơn so với các loại hệ tuần hoàn khác.
* Hệ tuần hoàn kín:
- Đại diện: mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.
- Cấu tạo: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
- Đường đi của máu: Máu từ tim -> bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín -> từ động mạch -> qua mao mạch, tĩnh mạch -> về tim.
- Tốc độ máu trong hệ mạch: máu chạy dưới áp lực trung bình hoặc cao, máu chảy nhanh.