Mai Vũ Thu Hằng
Giới thiệu về bản thân
Sức sống của sử thi Đăm Săn và đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời là ở quan niệm về người anh hùng của đồng bào Ê-đê qua nhân vật Đăm Săn; người anh hùng đại diện cho sức mạnh, ý chí của cộng đồng; mang vẻ đẹp khỏe khoắn, có những khát vọng và ước mơ lớn lao về chinh phục vũ trụ, thiên nhiên
Các không gian chính được miêu tả trong đoạn trích là: con đường, rừng, nhà, trời. Trong đó, nhà là không gian sinh hoạt, nơi diễn ra các lễ nghi, tập quán của con người. Rừng là không gian hoang dã đầy những hiểm nguy và cái chết luôn rình rập. Trời được miêu tả như một không gian vừa xa cách vừa tiếp giáp với con người. Trời tuy xa cách, tách biệt với người bằng những đường ranh giới, nhưng con người vẫn có thể tới được trời. Thế giới của người và thế giới của trời có thể tương thông với nhau. Thế nên, khi nghe Đăm Săn tuyên bố “người dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước” “Ông Ðu ông Điê nghe được liền đét cho Đăm Săn một đét vào người”. Đường chính là một không gian giao nối giữa nhà và rừng, trời và người. Hành trình của nhân vật trên đường luôn là một hành trình nhiều chông gai, thử thách, nhưng là hành trình vượt thoát ra khỏi những đường biên giới an toàn, thân thuộc để khám phá những không gian hoang dã, bí ẩn, chinh phục các thế lực siêu nhiên, khẳng định sức mạnh và lòng dũng cảm, bản lĩnh và ý chí tự do của con người. Sử thi chính là một bảo tàng sống động không chỉ tái hiện toàn bộ đời sống vật chất mà còn cả cách tư duy, quan niệm, khát vọng tinh thần của người xưa.
Thể hiện khát vọng lớn lao và phẩm chất dũng cảm, phi thường của Đam Săn thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của cộng đồng dân tộc Ê Đê.
Hành động quyết tâm chinh phục Nữ Thần Mặt Trời của Đam Săn còn là biểu tượng cho xung đột quyền lực giữa người đàn ông và người phụ nữ trong xã hội mẫu hệ Ê Đê.
Hành động quyết tâm đi bắt Nữ Thần Mặt Trời của Đam Săn biểu trưng cho khát vọng chinh phục những vùng đất mới của cộng đồng.
Đam Săn quyết tâm đi bắt Nữ Thần Mặt Trời bất chấp can ngăn của mọi người. Hành động đó thể hiện ý chí tự do của người anh hùng mang lý tưởng cộng đồng.
Ở nhiều nơi quan niệm mặt trời là sự sống, ánh sáng và niềm may mắn đối với mỗi cá nhân, đất nước.
a. Dấu hiệu nổi bật giúp nhận ra lỗi về mạch lạc là lỗi dùng từ liên kết: mặc dù ... nên
b. Các lỗi liên kết trong đoạn vă
- Về nội dung
+ câu 1: đề cập việc con người sử dụng điện thoại thay sách
+ câu 2: con người vứt bỏ thói quen đọc sách
+ câu 3: nó khó giúp con người tìm được yên tĩnh trong tâm hồn
=> Các câu không có mối quan hệ triển khai, bổ sung ý nghĩa cho nhau
- Về phép liên kết
+ Sử dụng từ nối không phù hợp: mặc dù ... nên
+ Sử dụng phép thế không phù hợp: Từ “nó” ở câu thứ 3 là điện thoại, nhưng lại được đặt sau câu 2 nói về sách sẽ khiến bạn đọc hiểu “nó” thay cho “sách” dẫn đến hiểu sai ý văn bản.
c. Cách sửa
Bởi vì không thấy được lợi ích của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ nên không ít người hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn”.
a. Về hình thức, đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, thụt đầu hàng, là sự gắn kết của các câu văn và kết thúc bằng dấu ngắt câu.
Về nội dung, đoạn văn đã diễn đạt một ý hoàn chỉnh: quan niệm về người nghệ sĩ.
b.
Mạch lạc về nội dung giữa các câu trong đoạn văn:
- Câu 1: khẳng định bản chất nghệ thuật của con người
- Câu 2: chỉ ra những tác động đến bản chất nghệ thuật ấy
- Câu 3: chỉ ra tinh thần không khuất phục những tác động trên
- Câu 4: khẳng định đó là nghệ sĩ
=> Mỗi câu văn đều phải dựa vào câu văn trước đó làm tiền đề để nêu ý nghĩa.
Mạch lạc trong phép liên kết:
- Phép lặp: chỉ, đồng cảm
- Phép thế: tấm lòng ấy, những người ấy
- Phép nối: Nói cách khác
c. Dấu hiệu cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác của văn bản “Yêu và đồng cảm” là có từ nối: “Nói cách khác”. Điều này cho thấy đoạn văn trước đó tác giả đã đề cập đến nội dung về người nghệ sĩ.
d. Trong đoạn văn, từ ngữ “người”, “đồng cảm”, “chỉ” được lặp lại nhiều lần. Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề.
a. Phép lặp từ được sử dụng nhưng các câu kề nhau nhưng đoan văn vẫn rời rạc vì phương tiện nối giữa các câu không phù hợp và các câu chưa thống nhất cùng một chủ đề.
b. Đoạn văn chưa có phương tiện kết nối hợp lí, các câu không nói về cùng một chủ đề.
Câu 1 nói về việc nước ta rất trọng hiền tài. Câu 2 giải thích về người hiền tài. Vì vậy cần có phép nối phù hợp: Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Bởi người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn.
Câu 3 và câu 4 không cùng chủ đề với câu 1. Câu 3 đề cập đến việc hiền tài đời nào cũng có và câu 4 khẳng định tên tuổi, sự nghiệp của họ được nhân dân ghi nhớ. Để thống nhất, mạch lạc, câu 3 và 4 nên giải thích việc “nhà nước ta rất trọng người hiền tài” như thế nào.
Nhận xét khái quát về liên kết và mạch lạc trong văn bản:
- Về mạch lạc: các đoạn văn trong văn bản đều làm nổi bật luận đề chung của văn bản, và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, logic.
- Về liên kết: các câu trong đoạn văn đều hướng về chủ đề chính của từng đoạn và được liên kết với nhau bằng các phép lặp, phép thế, phép nối,…
Bài viết phản ánh về sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự ảnh hưởng của điện thoại thông minh đối với đời sống con người, đặc biệt là giới trẻ. Tác giả đưa ra vấn đề "nghiện điện thoại thông minh" và sự lệ thuộc vào công nghệ, làm giảm chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ thực tế.Tác giả mô tả những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống. Cũng nhấn mạnh rằng việc nhận thức rõ ràng về vấn đề và có sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè có thể giúp vượt qua cơn nghiện. Cuối cùng, tác giả đưa ra lời khuyên rằng công nghệ thông minh chỉ nên là công cụ phục vụ cuộc sống, không nên để nó chi phối và thay thế các giá trị thực tế. Cần duy trì sự cân bằng giữa thế giới ảo và thế giới thực.
Nhận xét về trình tự sắp xếp luận điểm:Tính hợp lý và mạch lạc: Trình tự các luận điểm trong bài viết rất hợp lý và mạch lạc. Bài viết bắt đầu từ giới thiệu vấn đề, sau đó phân tích về lợi ích và tác hại, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, cuối cùng là đưa ra giải pháp và cảnh báo về việc làm chủ công nghệ. Cấu trúc này giúp người đọc dễ dàng theo dõi và hiểu được vấn đề từ nhiều góc độ.
Cách dẫn dắt tự nhiên: Bài viết có một sự chuyển tiếp tự nhiên giữa các phần. Điều này giúp tác giả không chỉ nêu ra vấn đề mà còn làm rõ cách thức giải quyết và lý do tại sao cần giải quyết vấn đề này.
Sự cân bằng giữa lý thuyết và thực tiễn: Bài viết kết hợp giữa lý thuyết (lợi ích và tác hại của điện thoại thông minh) và thực tiễn (chia sẻ kinh nghiệm cá nhân), làm cho luận điểm của tác giả trở nên thuyết phục hơn, dễ tiếp nhận hơn đối với người đọc.