Nguyễn Trần Bảo Nam
Giới thiệu về bản thân
a. Dấu hiệu nổi bật giúp nhận ra lỗi về mạch lạc là lỗi dùng từ liên kết: mặc dù ... nên
b. Các lỗi liên kết trong đoạn văn
- Về nội dung
+ câu 1: đề cập việc con người sử dụng điện thoại thay sách
+ câu 2: con người vứt bỏ thói quen đọc sách
+ câu 3: nó khó giúp con người tìm được yên tĩnh trong tâm hồn
=> Các câu không có mối quan hệ triển khai, bổ sung ý nghĩa cho nhau
- Về phép liên kết
+ Sử dụng từ nối không phù hợp: mặc dù ... nên
+ Sử dụng phép thế không phù hợp: Từ “nó” ở câu thứ 3 là điện thoại, nhưng lại được đặt sau câu 2 nói về sách sẽ khiến bạn đọc hiểu “nó” thay cho “sách” dẫn đến hiểu sai ý văn bản.
c. Cách sửa
Bởi vì không thấy được lợi ích của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ nên không ít người hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn”.
a. Phép lặp từ được sử dụng nhưng các câu kề nhau nhưng đoan văn vẫn rời rạc vì phương tiện nối giữa các câu không phù hợp và các câu chưa thống nhất cùng một chủ đề.
b. Đoạn văn chưa có phương tiện kết nối hợp lí, các câu không nói về cùng một chủ đề.
Câu 1 nói về việc nước ta rất trọng hiền tài. Câu 2 giải thích về người hiền tài. Vì vậy cần có phép nối phù hợp: Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Bởi người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn.
a. Về hình thức, đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, thụt đầu hàng, là sự gắn kết của các câu văn và kết thúc bằng dấu ngắt câu.
Về nội dung, đoạn văn đã diễn đạt một ý hoàn chỉnh: quan niệm về người nghệ si
b.
Mạch lạc về nội dung giữa các câu trong đoạn văn:
- Câu 1: khẳng định bản chất nghệ thuật của con người
- Câu 2: chỉ ra những tác động đến bản chất nghệ thuật ấy
- Câu 3: chỉ ra tinh thần không khuất phục những tác động trên
- Câu 4: khẳng định đó là nghệ sĩ
=> Mỗi câu văn đều phải dựa vào câu văn trước đó làm tiền đề để nêu ý nghĩa.
Mạch lạc trong phép liên kết:
- Phép lặp: chỉ, đồng cảm
- Phép thế: tấm lòng ấy, những người ấy
- Phép nối: Nói cách khác
c. Dấu hiệu cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác của văn bản “Yêu và đồng cảm” là có từ nối: “Nói cách khác”. Điều này cho thấy đoạn văn trước đó tác giả đã đề cập đến nội dung về người nghệ sĩ.
d. Trong đoạn văn, từ ngữ “người”, “đồng cảm”, “chỉ” được lặp lại nhiều lần. Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề.
Văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” có cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu thuyết phục. Mở đầu, tác giả đưa ra khái niệm “hiền tài”, khẳng định hiền tài có ý nghĩa quan trọng đối với vận mệnh dân tộc thông qua cách trọng dụng, đối đãi của những đấng thánh đế minh vương và cuối cùng là nêu lên tác dụng to lớn của việc được khắc tên lên bia tiến sĩ đối với người đương thời và các thế hệ sau. Các luận điểm có mối liên hệ chặt chẽ, luận điểm trước là tiền đề để luận điểm sau phát triển.