Hứa Thị Ngân

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Hứa Thị Ngân
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Sức sống của sử thi Đăm Săn và đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời là ở phong tục,tập quán,tín ngưỡng của đồng bào Ê–đê:nhà ở trong nhà sàn,với nhiều hàng cốt,nhiều xà ngang–dọc,có cầu thang;có nhiều vật dụng như chiêng,mâm đồng,chậu thau...biểu thị cho sự sung túc... -Sức sống của sử thi Đăm Săn và đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời là ở quan niệm về người anh hùng của đồng bào Ê–đê qua nhân vật Đăm Săn;người anh hùng đại diện cho sức mạnh,ý chí của cộng đồng;mang vẻ đẹp khỏe khoẳn,có những khát vọng và ước mơ lớn lao về chinh phục vũ trụ,thiên nhiên. -Sức sống của sử thi Đăm Săn và đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời là ở cách kể chuyện chậm rãi thường dừng lại ở những chi tiết đoạn cao trào tạo điểm nhấn và sự hồi hộp chờ đợi cho người đọc lời kể thể hiện sắc thái riêng của lối kể khan của người Tây Nguyên;lời đối thoại thể hiện rõ giọng điệu,cá tính của từng nhân vật.

Các không gian chính được miêu tả trong đoạn trích là: con đường, rừng, nhà, trời. Trong đó, nhà là không gian sinh hoạt, nơi diễn ra các lễ nghi, tập quán của con người. Rừng là không gian hoang dã đầy những hiểm nguy và cái chết luôn rình rập. Trời được miêu tả như một không gian vừa xa cách vừa tiếp giáp với con người. Trời tuy xa cách, tách biệt với người bằng những đường ranh giới, nhưng con người vẫn có thể tới được trời. Thế giới của người và thế giới của trời có thể tương thông với nhau. Thế nên, khi nghe Đăm Săn tuyên bố “người dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước” “Ông Ðu ông Điê nghe được liền đét cho Đăm Săn một đét vào người”. Đường chính là một không gian giao nối giữa nhà và rừng, trời và người. Hành trình của nhân vật trên đường luôn là một hành trình nhiều chông gai, thử thách, nhưng là hành trình vượt thoát ra khỏi những đường biên giới an toàn, thân thuộc để khám phá những không gian hoang dã, bí ẩn, chinh phục các thế lực siêu nhiên, khẳng định sức mạnh và lòng dũng cảm, bản lĩnh và ý chí tự do của con người. Sử thi chính là một bảo tàng sống động không chỉ tái hiện toàn bộ đời sống vật chất mà còn cả cách tư duy, quan niệm, khát vọng tinh thần của người xưa.

Nền văn hóa Ai Cập cổ đại: Mặt trời là vị cha chung của vũ trụ, người ban sự sống, ánh sáng và kiến thức cho nhân loại, đại diện cho ánh sáng, ấm áp, và tăng trưởng
- Ki-tô giáo: sự sống, năng lượng, sức mạnh sự tái sinh
- Ở phương Đông: thần mặt trời thường là nữ - phương Tây là nam

Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác là đoạn trích thuộc sử thi I – li -át của Hô-me-rơ. Đoạn trích kể về việc Héc-to từ giã vợ và con trai của mình để tiếp tục tham gia chinh chiến bảo vệ thành Tơ-roa. Trong cuộc chia tay tiễn biệt cảm động và thiêng liêng, hình ảnh người anh hùng Héc to hiện lên với vẻ đẹp vĩ đại của một anh hùng sử thi.

Những lời nói, hành động của Ăng-đrô-mác thể hiện nàng là một người phụ nữ dịu dàng, hiền hậu khi thuyết phục, khuyên nhủ chồng đừng đi chinh chiến. Nàng đã nhẹ nhàng dùng nhưng lời lẽ mềm mỏng, những câu chuyện từ những người thân yêu nhất để thuyết phục Héc-to. Bên cạnh đó, nàng còn một người vợ hết mực quan tâm yêu thương chồng con tha thiết, lo lắng cho chồng khi nghe tin từ chiến trận; khi chia tay Héc-to nàng chốc chốc lại ngoái lại nhìn theo bóng hình của chồng mà thương nhớ khôn xiết. 

Nhân vật được khắc họa qua những từ ngữ lặp đi lặp lại nhằm nhấn mạnh đặc điểm đặc trưng, tạo nên dấu ấn riêng của mỗi nhân vật trong văn bản, không nhầm lẫn với bất cứ một nhân vật nào.

Vì Héc-to là chủ soái thành Tơ-roa mang trong mình trách nhiệm và bổn phận. Chàng cảm thấy hổ thẹn với những chiến binh và những người phụ nữ nếu chỉ là kẻ hèn nhát, đứng từ xa, tránh không xung trận. Hơn thế nữa bầu nhiệt huyết không cho phép Héc-to làm như vậy, chàng đã học cách can trường chiến đấu, dũng cảm ở tuyến đầu. Dù thất bại hay thành công thì vẫn phải hoàn thành bổn phận của mình, phải dũng cảm chiến đấu.

=> Hành động đó cho ta thấy sự dũng cảm, can trường của Héc-to.

a. Dấu hiệu nổi bật giúp nhận ra lỗi về mạch lạc là lỗi dùng từ liên kết: mặc dù ... nên 

b. Các lỗi liên kết trong đoạn văn

- Về nội dung

+ câu 1: đề cập việc con người sử dụng điện thoại thay sách

+ câu 2: con người vứt bỏ thói quen đọc sách

+ câu 3: nó khó giúp con người tìm được yên tĩnh trong tâm hồn

=> Các câu không có mối quan hệ triển khai, bổ sung ý nghĩa cho nhau

- Về phép liên kết

+ Sử dụng từ nối không phù hợp: mặc dù ... nên

+ Sử dụng phép thế không phù hợp: Từ “nó” ở câu thứ 3 là điện thoại, nhưng lại được đặt sau câu 2 nói về sách sẽ khiến bạn đọc hiểu “nó” thay cho “sách” dẫn đến hiểu sai ý văn bản. 

c. Cách sửa

Bởi vì không thấy được lợi ích của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ nên không ít người hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn”.

a. Phép lặp từ được sử dụng nhưng các câu kề nhau nhưng đoan văn vẫn rời rạc vì phương tiện nối giữa các câu không phù hợp và các câu chưa thống nhất cùng một chủ đề. 

b. Đoạn văn chưa có phương tiện kết nối hợp lí, các câu không nói về cùng một chủ đề. 

Câu 1 nói về việc nước ta rất trọng hiền tài. Câu 2 giải thích về người hiền tài. Vì vậy cần có phép nối phù hợp:  Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Bởi người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn.

Câu 3 và câu 4 không cùng chủ đề với câu 1. Câu 3 đề cập đến việc hiền tài đời nào cũng có và câu 4 khẳng định tên tuổi, sự nghiệp của họ được nhân dân ghi nhớ. Để thống nhất, mạch lạc, câu 3 và 4 nên giải thích việc “nhà nước ta rất trọng người hiền tài” như thế nào.

a. Về hình thức, đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, thụt đầu hàng, là sự gắn kết của các câu văn và kết thúc bằng dấu ngắt câu. 

   Về nội dung, đoạn văn đã diễn đạt một ý hoàn chỉnh: quan niệm về người nghệ sĩ.

b. 

Mạch lạc về nội dung giữa các câu trong đoạn văn:

- Câu 1: khẳng định bản chất nghệ thuật của con người

- Câu 2: chỉ ra những tác động đến bản chất nghệ thuật ấy

- Câu 3: chỉ ra tinh thần không khuất phục những tác động trên

- Câu 4: khẳng định đó là nghệ sĩ

=> Mỗi câu văn đều phải dựa vào câu văn trước đó làm tiền đề để nêu ý nghĩa. 

Mạch lạc trong phép liên kết:

- Phép lặp: chỉ, đồng cảm

- Phép thế: tấm lòng ấy, những người ấy

- Phép nối: Nói cách khác

c. Dấu hiệu cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác của văn bản “Yêu và đồng cảm” là có từ nối: “Nói cách khác”. Điều này cho thấy đoạn văn trước đó tác giả đã đề cập đến nội dung về người nghệ sĩ. 

d. Trong đoạn văn, từ ngữ “người”, “đồng cảm”, “chỉ” được lặp lại nhiều lần. Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề.