Trần Thành Thanh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Trần Thành Thanh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

1. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 • Ngành nông nghiệp: -Sự phát triển: +Nông nghiệp có quy mô lớn, năng suất cao. Hình thức sản xuất chủ yếu là các trang trại với quy mô rất lớn, chủ yếu sử dụng máy móc và kĩ thuật hiện đại. +Các cây trồng chính là lúa mì, lúa gạo, ngô, đậu tương, cây ăn quả…. Các vật nuôi chính là bò, lợn, gia cầm,… +Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. -Phân bố: +Khu vực phía nam Ngũ Hồ: chuyên canh cây thực phẩm, chăn nuôi bò sữa. +Khu vực Đồng bằng Trung tâm chuyên canh lúa mì, ngô, +Ven vịnh Mê-hi-cô trồng lúa gạo, bông, đậu tương. +Khu vực Đồng bằng Lớn chăn nuôi bò thịt. • Ngành lâm nghiệp -Sự phát triển: +Lâm nghiệp có quy mô lớn và mang tính công nghiệp. Sản lượng gỗ tròn của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới với 429,7 triệu m3 (năm 2020). +Trồng rừng ngày càng được chú trọng phát triển. -Phân bố: Lâm nghiệp tập trung ở vùng núi Rốc-ki, ven vịnh Mê-hi-cô,.. • Thuỷ sản -Sự phát triển: +Khai thác thủy sản phát triển mạnh do có nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, phương tiện và công nghệ khai thác hiện đại. Năm 2020, sản lượng thuỷ sản khai thác của Hoa Kỳ đạt 4,3 triệu tấn (đứng thứ sáu trên thế giới). +Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng còn thấp (0,5 triệu tấn) và đang có xu hướng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, đồng thời giúp bảo vệ và duy trì nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên. -Phân bố: Khai thác thủy sản tập trung ở ven bờ Đại Tây Dương, ven vịnh Mê-hi-cô, phía Bắc Thái Bình Dương. 2. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 • Sự phát triển của sản xuất công nghiệp: Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì. Tuy nhiên tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm: năm 1960 là 33,9%, năm 2004 chiếm 19,7% GDP. • Đặc điểm phân bố: -Công nghiệp năng lượng: +Than chủ yếu khai thác ở khu vực phía đông (vùng núi A-pa-lát). +Dầu mỏ và khi tự nhiên khai thác chủ yếu ở bang Tếch-dát, ven vịnh Mê-hi-cô, bán đảo A-la-xca. +Sản lượng điện của Hoa Kỳ đứng thứ hai thế giới với cơ cấu đa dạng: thuỷ điện, nhiệt điện, điện nguyên tử,... +Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu thế giới về phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời. -Công nghiệp chế biến: có vai trò đặc biệt quan trọng, chiếm phần lớn trị giá xuất khẩu. Các ngành công nghiệp truyền thống có xu hướng giảm tỉ trọng; trong khi các ngành công nghiệp hiện đại với công nghệ cao đang được đầu tư phát triển mạnh và tăng tỉ trọng. -Công nghiệp hàng không - vũ trụ: Hoa Kỳ phát triển hàng đầu thế giới. Các sản phẩm nổi bật là máy bay, linh kiện, tàu vũ trụ, vệ tinh,... Các trung tâm ven vịnh Mê-hi-cô (Hao-xtơn, Đa-lát,...) và ven Thái Bình Dương (Lốt An-giơ-lét, Xít-tơn,...) có công nghiệp hàng không - vũ trụ phát triển. -Ngành điện tử - tin học: phát triển với các sản phẩm linh kiện điện tử, phần mềm, chất bán dẫn,... chiếm lĩnh thị trường thế giới; tập trung ở khu vực đông bắc và phía tây.