BÙI XUÂN MAI
Giới thiệu về bản thân
Tô Hoài là một trong những cây bút lớn của nền văn học Việt Nam, khắc họa những mảnh đời sống động và đầy ý nghĩa. Trong đó, ta không thể không nhắc đến tác phẩm "Nhà nghèo" với hình tượng nhân vật bé Gái, qua đó phản ánh xã hội hiện thực đầy khó khăn và khát vọng, ước mơ được sống tốt đẹp hơn. Mở đầu tác phẩm Tô Hoài đã phác họa những hình ảnh chân thực về cuộc sống của gia đình nghèo. Bé gái sống trong căn nhà tồi tàn, bữa ăn thiếu thốn, bố mẹ hay xảy ra cãi vã. Đây là những khó khăn mà cô bé phải đối mặt hàng ngày nhưng cô bé vẫn rất ngoan ngoãn và hiểu chuyện. Bé Gái ý thức được gánh nặng của mẹ và luôn cố gắng hỗ trợ gia đình trong công việc nhỏ nhặt như việc chăm sóc các em nhỏ. Bé gái còn là một đứa trẻ có tinh thần lạc quan và kiên cường, mang trong mình những ước mơ, khát vọng mạnh mẽ vào tương lai tươi sáng. Hình ảnh bé Gái không chỉ thể hiện sự hồn nhiên mà còn chứa đựng yếu tố bi thương, nhấn mạnh số phận bất hạnh của nhân vật. Qua cái chết của bé Gái ở cuối câu chuyện, không chỉ là bi kịch cá nhân mà là lời nhắc nhở về số phận bất hạnh của những đứa trẻ sống trong cảnh nghèo khó. Qua đó, tác giả thể hiện sự đồng cảm, thương xót cho những số phận bất hạnh mà trẻ em phải chịu đựng.
Câu 1: Thể loại của văn bản là truyện ngắn
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự
Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh. Tác giả đã so sánh việc anh Duyện gặp chị Duyện giống như cảnh xế muộn chợ chiều, không chỉ gợi lên khung cảnh bình yên mà còn là sự chín chắn thể hiện sự trưởng thành của tình yêu. So sánh này mang lại cảm giác gần gũi, quen thuộc như thể hai người đã trải qua nhiều điều để đến với nhau. Qua đó góp phần làm câu văn trở nên sinh động hấp dẫn, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.
Câu 4: Nội dung của văn bản chủ yếu xoay quanh hình ảnh nhân vật chị Duyện, một người phụ nữ chịu nỗi đau thương trong cuộc sống. Và tình yêu thương, xót xa của người chồng khi anh cõng xác con để chạy về.
Câu 5: Em ấn tượng với chi tiết cuối văn bản khi người cha tìm đứa con gái và thấy con bé giẫy chết. Đây là chi tiết thể hiện nỗi buồn, đau đớn và xót thương của người cha khi chứng kiến cái chết của đứa con gái. Chi tiết này khiến người đọc gợi lên cảm giác xót xa, thương cảm về tình phụ tử thiêng liêng.