Đặng Thị Ngọc Linh
Giới thiệu về bản thân
Một chiếc cốc đựng đầy nước cân nặng 400g. Vẫn chiếc cốc đó nhưng đựng một nửa lượng nước thì cân nặng 250g. Hỏi chiếc cốc không đựng nước cân nặng bao nhiêu gam?
Giải:
Gọi cân nặng của cốc khi không đựng nước là "a" (gam)
Điều kiện: a > 0
Cốc đựng được số gam nước là : 400 - a (gam)
Một nửa lượng nước trong cốc nặng số gam là:
(400 - a ) : 2 (gam)
Theo bài ra ta có phương trình:[(400 - a) : 2 ] + a = 250
[(400 - a) : 2 ] + (2a : 2) = 500 : 2
400 - a + 2a = 500
2a - 1a = 500 - 400
a = 100 (thoả mãn điều kiện)
Vậy cốc nước không đựng nước nặng 100 gam
_______
Những chỗ : 2 là phần hai. Chị không gõ được phân số. 2a chính là 2 nhân a. a là 1 nhân a
6
Hiện nay tuổi cô giáo gấp 5 lần tuổi An. Nhưng sau 5 năm nữa thì tuổi cô chỉ gấp 3 lần tuổi An. Hỏi cô giáo hơn An bảo nhiêu tuổi?
Giải:
Gọi tuổi An hiện nay là "a" (tuổi)
thì tuổi cô hiện nay là 5a (tuổi)
Điều kiện: a thuộc N*
5 năm sau, số tuổi của cô là: 5a + 5
5 năm sau, số tuổi của An là: a + 5
Theo bài ra ta có phương trình:
3 x (a + 5) = 5a + 5
3a + 15 = 5a + 5
15 - 5 = 5a - 3a
10 = 2a
a = 5 (thỏa mãn điều kiện)
Số tuổi của cô hiện nay là: 5 x 5 = 25 (tuổi)
Vậy số tuổi An hiện nay là 5 tuổi, cô là 25 tuổi
_______
Chị gửi nha
tổng 2 số là 55,22. nếu dời dấu phẩy của số bé sang trái một hàng rồi lấy hiệu giữa số lớn và nó ta được 37,07 .tìm hai số đó
Giải:
Gọi số lớn là a thì số bé là: 55,22 - a
Số bé sau khi dời dấu phẩy sang trái một hàng là :
(55,22 - a) x 0,1
Theo bài ra ta có phương trình:
a - (55,22 - a) x 0,1 = 37,07
a - (5,522 - 0,1 x a) = 37,07
a - (5,522 - 0,1a) = 37,07
a - 5,522 + 0,1a = 37,07
a + 0,1a = 37,07 + 5,522
1a + 0,1a = 42,592
1,1a = 42,592
a = 42,592 : 1,1
a = 38,72
Số bé là : 55,22 - 38,72 = 16,5
Vậy số lớn là 38,72 và số bé là 16,5
_______
Chị thưt lại giúp em luôn nha
Tổng hai số là : 38,72 + 16,5 = 55,22
Số bé sau khi dời một dấu phẩy về bên trái là:
16,5 x 0,1 = 1,65
Hiệu số lớn và số bé sau khi dời một dấu phẩy ở số bé sang trái là:
38,72 - 1,65 = 37,07
Đúng hết rồi nha
x + 3 chia hết x - 1
=> x - 1 + 4 chia hết x - 1
=> (x - 1) + 4 chia hết x - 1
Vì x - 1 chia hết x - 1 nên
4 chia hết x - 1
=> x - 1 thuộc Ư(4) = { -4; -2; -1; 1; 2; 4 }
=> x thuộc { -3; -1; 0; 2; 3; 5 }
Vậy x thuộc {.....} thì x + 3 chia hết x - 1
HOẶC
Vì x - 1 chia hết x - 1
Nên (x + 3) - (x - 1) chia hết x - 1
=> x + 3 - x + 1 chia hết x - 1
=> 4 chia hết x - 1
=> x - 1 thuộc Ư(4).....
Chị gửi nhe
Chị gửi nha
Vì x-1 chia hết x-1
=> 3(x-1) chia hết x-1
Mà 3x+4 chia hết x-1 nên ta có
(3x+4) - 3(x-1) chia hết x-1
3x + 4 - 3x + 3 chia hết x-1
7 chia hết x-1
=> x-1 thuộc Ư(7) = { -7; -1; 1; 7 }
=> x thuộc { -6; 0; 2; 8 }
Vậy x thuộc { -6; 0; 2; 8 } thì 3x + 4 chia hết x-1