Đỗ Duy Đức Anh
Giới thiệu về bản thân
câu 1 thể loại của văn bản trên là truyện ngắn
câu 2 đoạn văn thể hiện sự thay đổi của anh gầy là:
Trên sân ga của tuyến đường sắt Ni-cô-lai có hai người bạn cũ gặp nhau: một người béo, một người gầy. Anh béo vừa ăn ở nhà ga xong, môi láng nhẫy bơ như quả đào chín. Người anh ta toát ra mùi rượu nho loại nặng, mùi nước hoa cam. Còn anh gầy thì mới xuống tàu, hai tay lỉnh kỉnh nào va-li, nào hộp, nào túi. Người anh ta toát ra mùi thịt ướp, mùi bã cà phê. Sau lưng anh ta là một người đàn bà gầy gò, cằm dài - đó là vợ anh ta, và một cậu học sinh cao lêu nghêu mắt nhíu lại - đó là con trai anh ta.
- Pơ-phi-ri đấy à? - anh béo kêu lên, khi vừa nhác thấy anh gầy. - Đúng là cậu ư? Ôi, ông bạn thân mến của tôi! Bao nhiêu đông qua hè lại chúng mình không gặp nhau rồi!
- Trời! - anh gầy sửng sốt. - Mi-sa! Bạn từ thuở nhỏ của tôi! Cậu ở đâu ra thế?
Hai người bạn ôm nhau hôn đến ba lần, mắt rưng rưng chăm chăm nhìn nhau. Cả hai đều kinh ngạc một cách đầy thú vị.
- Cậu ạ, - anh gầy bắt đầu nói sau khi hôn xong. - Mình quả không ngờ! Đột ngột quá! Nào, cậu nhìn thẳng vào mình xem nào! Ô, trông cậu vẫn đẹp trai như xưa, vẫn lịch thiệp, sang trọng như xưa! Chà, hay thật! À, mà cậu bây giờ thế nào rồi? Giàu không? Lấy vợ chưa? Mình thì có vợ rồi, cậu thấy đấy... Đây, vợ mình đây, Lui-đa, nguyên họ là Van-xen-bắc, theo đạo Luy-te(1)... Còn đây là con trai mình, Na-pha-na-in, học sinh lớp ba. Này con, bác đây là bạn hồi nhỏ của bố đấy! Cùng học phổ thông với nhau đây.
Na-pha-na-in ngập ngừng một lát rồi bỏ chiếc mũ mềm xuống.
- Cùng học phổ thông với bố đấy con ạ! - anh gầy nói tiếp - À này, cậu còn nhớ cậu bị chúng nó trêu chọc thế nào không? Chúng nó gọi cậu là Gê-rô-xtrát(2) vì cậu lấy thuốc lá châm cháy một cuốn sách mượn của thư viện, còn mình thì chúng nó gọi là E-phi-an(3) vì mình hay mách. Hô... hô... Dạo ấy bọn mình trẻ con thật! Đừng sợ con, Na-pha-na-in! Con lại gần bác chút nữa nào... Còn đây là vợ mình; nguyên họ là Van-xen-bắc... theo đạo Luy-te...
Na-pha-na-in suy nghĩ một lát rồi nép vào sau lưng bố.
- Này anh bạn, bây giờ sống ra sao? - anh béo hỏi, nhìn bạn mình với vẻ đầy hoan hỉ. - Làm ở đâu? Thành đạt rồi chứ?
- Ừ, mình cũng có đi làm, anh bạn ạ! Hai năm nay mình là viên chức bậc tám, cũng được mề đay Xta-ni-xláp(4). Lương lậu chẳng đáng là bao... nhưng mà thôi, thây kệ nó! Vợ mình dạy nhạc, mình thì làm thêm tẩu thuốc bằng gỗ. Tẩu đẹp lắm cậu ạ! Mình bán một rúp một cái đấy. Nếu ai mua cả chục hay nhiều hơn thì, cậu biết đấy, có bớt chút ít. Cũng cố sống qua loa thế nào xong thôi. Cậu biết không, trước mình làm ở cục, bây giờ thì mình được chuyển về đây, thăng lên bậc bảy cũng trong ngành đó thôi... Mình sẽ làm ở đây. Còn cậu sao rồi? Chắc là cỡ viên chức bậc năm rồi chứ? Phải không?
- Không đâu, anh bạn ạ, cao hơn thế nữa đấy, - anh béo nói. - Mình là viên chức bậc ba rồi... có hai mề đay của Nhà nước.
Anh gầy bỗng dưng tái mét mặt, ngây ra như phỗng đá, nhưng lát sau thì anh ta toét miệng cười mặt mày nhăn nhúm; dường như mắt anh ta sáng hẳn lên. Toàn thân anh ta rúm ró, so vai rụt cổ khúm núm... Cả mấy thứ va-li, hộp, túi của anh ta như cũng co rúm lại, nhăn nhó... Chiếc cằm dài của bà vợ như dài thêm ra; thằng Na-pha-na-in thì rụt chân vào và gài hết cúc áo lại...
- Dạ, bẩm quan trên, tôi... tôi rất lấy làm hân hạnh ạ. Bạn... nghĩa là bạn... từ thuở nhỏ, thế rồi bỗng nhiên làm chức to thế. Hì hì hì.
câu 3 tình huống truyện là cuộc hội ngộ của hai người bạn thân thủa nhỏ trong 1 hoàn cảnh đặc biệt với hai thân phận khác nhau
câu 4
sự thay đổi đột ngột về trạng thái biểu cảm của gia đình anh gầy là:
+ lúc mới gặp anh gầy sửng sốt, kinh ngạc, vui vẻ khi được gặp lại bạn cũ
+ khi nghe về tiền lương của anh béo thì anh gầy tái mét mặt, ngây ra như phỗng đá
+ sau đó anh cười mặt mày nhăn nhúm, toàn thân anh rúm ró, so vai rụt cổ khúm núm
câu 5
phê phán một kiểu người trong xã hội nga đương thời mang tâm lý nô lệ mà qua đó như một lời tô cáo như một lời tố cáo đến cái xã hội được coi như là một " thời buổi đau ốm" ấy