Tiêu Bảo Anh
Giới thiệu về bản thân
a) 248 943 294 + 60 148 320
b) 34 506 728 − 8 243 809
c) 23 729 × 2
d) 17 423 : 3
a) Que tính màu đỏ song song với que tính màu cam và màu tím.
Que tính màu xanh lá cây song song với que tính màu nâu và mài vàng.
Que tính màu xanh dương song song với các que tính màu đen và màu hồng.
b) Trong hình trên có 6 hình thoi: Hình (1,2), hình (2,3), hình (3,4), hình (4,5), hình (5,6), hình (6,1).
a) Chiều rộng mảnh ruộng là:
(44 − 26) : 2 = 9 (m)
Chiều dài mảnh ruộng là:
9 + 26 = 35 (m)
Diện tích mảnh ruộng là:
35 × 9 = 315 (m2)
b) Người ta thu hoạch được số đậu bắp là:
315 × 2 = 630 (kg) = 63 (yến)
Đáp số: a) 315 m2.
b) 63 yến.
a) Với a = 871 và b = 829 thì 32 700 − (a + b) = 32 700 − (871 + 829)
= 32 700 − 1 700
= 31 000
b) Với m = 2 071, n = 5 929, p = 4 thì (m + n) × p = (2 071 + 5 929) × 4
= 8 000 × 4
= 32 000.
3 phút 20 giây = 200 giây
1 dm2 54 cm2 > 145 cm2
105 dm2 < 1 m2 50 dm2
1 thế kỉ < 1 000 năm
a) Chữ số hàng chục nghìn của số trên là chữ số 5, có giá trị là 50 000.
b) Do chữ số hàng chục nghìn của số trên là 5 nên khi làm tròn số đó đến hàng trăm nghìn, ta được số 1 100 000
Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của đất nước vì:
- Thủ đô Hà Nội là nơi đặt trụ sở làm việc của các cơ quan Trung ương.
- Hà Nội là trung tâm kinh tế quan trọng của đất nước với nhiều nhà máy, khu công nghệ cao, trung tâm thương mại, hệ thống ngân hàng,…
- Nơi đây tập trung nhiều trường đại học, viên nghiên cứu, bảo tàng, thư viện,… hàng đầu cả nước.
- Hà Nội là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hoá và là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
- Đời sống vật chất: Nguồn lương thực chính của cư dân Việt cổ là gạo, chủ yếu là gạo nếp. Người Việt cổ ở nhà sàn, đi lại chủ yếu bằng thuyền. Nam thường đóng khố, cởi trần; nữ mặc váy và áo yếm. Họ biết trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, làm thuỷ lợi.
- Đời sống tinh thần: Cư dân Việt cổ có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần như: thần Sông, thần Núi,... Họ có tục nhuộm răng đen, ăn trầu,... Vào những ngày hội, mọi người thường hoá trang, vui chơi, nhảy múa,...
Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đối với đời sống và sản xuất của người dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Thuận lợi: Phát triển nhiều ngành kinh tế: công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện; trồng và chế biến cây công nghiệp, ăn quả, dược liệu;... và du lịch.
- Khó khăn: Địa hình bị chia cắt, nhiều thiên tai (lũ quét, sạt lở đất, sương muối, rét đậm, rét hại,...) gây khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất.