Trương Thanh Hà
Giới thiệu về bản thân
Thầy như một bến đò chở từng khoá học sinh đến bên bờ sông. Từng chuyến đò đầy tình cảm khiến cho biết bao lứa học sinh thương nhớ. Đưa đi rồi trở về, cứ như một vòng lặp đến khi con đò mai một. Tình cảm thầy trò là một tình cảm biết bao kỉ niệm
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Có những câu chuyện lướt qua như một cơn gió, có những câu chuyện lại đọng trong em những cảm xúc lạ kỳ. Một trong số câu chuyện đó là câu chuyện " Cây Khế"
Ngày xưa, có hai anh em nọ, cha mẹ mất sớm. Đến khi người anh lấy vợ thì liền muốn chia tài sản và ở riêng. Người em chẳng chút phàn nàn mà đồng ý. Ngày ngày người em chăm bón cho cây khế, cày thuê, cuốc mướn. Năm ấy, cây khế bỗng sai trĩu quả ngọt vàng ruộm, người em mừng rỡ nghĩ đến truyện đi bán khế kiếm tiền. Hôm nọ, có một con Phượng Hoàng đến ăn nhồm nhoàm cây khế. Thâyd cây " tiền" của mình bị ăn thì người em ra đuổi. Chim vừa ăn vừa nói:
"Ăn một quả khế, trả một quả vàng
May túi ba gang mang đi mà đựng"
Nghe vậy người em đành cho chim ăn. Mấy hôm sau, chim ăn xong liền trở người em vượt sông biển, sau đó đến một hòn đảo đầy vàng bạc châu báu. Sau khi lấy xong, người em chuần bị trở về nhưng chim bảo người em lấy thêm thì liền từ chối. Trở về người em dùng số tiền ấy đi giúp đỡ những người nghèo khó. Nghe người em giàu, người anh liền muốn đổi nhà, đổi vườn và người em đồng ý. Năm sau, cây khế lại sai trĩu quả ngọt. Thấy con chim Phượng Hoàng đấy vẫn đến ăn, người anh mừng thầm trong lòng. Chim đang ăn, người anh giả vờ khóc lóc. Chim nói:
"Ăn một quả khế trả một cục vàng
Mang túi ba gang mang đi mà đựng
Lúc đi, người anh mang túi 12 gang mà chẳng phải 3 gang. Đến hòn đảo, mắt người anh sáng rực lên mà bốc từng nắm từng nắm. Trên người không có chỗ nào trống. Lúc về, chim bảo người anh bỏ bớt vàng đi, người anh không nghe mà còn mắng chửi chim đi nhanh lên. Tức giận, chim dang cánh nghiêng người hất văng người anh xuống biển.
Câu chuyện "Cây khế" giúp ta hiểu hơn về đạo lý sống " ở hiền gặp lành", " gieo gió gặt bão". Em sẽ cố gắng chăm chỉ học chăm, rèn đức luyện tài trong lời Bác Hồ nói.