Trương Thị Cảnh Xuân

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Trương Thị Cảnh Xuân
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

 Câu 1:                                                                    Bài làm

      Sau khi đọc xong câu chuyện, nhân vật Dung là nhân vật ấn tượng nhất đối với em. Dung sinh ra trong một thời đại trọng nam khinh nữ và còn bị gia đình đang sa sút của mình bán đển lấy trăm đồng bạc. Sống ở nhà là con thứ, không được cha mẹ yêu thương, sau khi bị bán đi thì nàng lại phải làm bao nhiêu công việc vất vả, mệt nhọc " bây giờ phải tát nước, nhổ cỏ, làm lụng đầu tắt mặt tối suốt ngày". Làm việc vất vả, bị mẹ chồng cay nghiến, em chồng bắt nạt, lại không nhờ vả gì ở chồng, những lúc Dung chỉ biết khóc. Sự bất lực, mệt mỏi khi không thể làm gì được trước số cảnh bị bắt nạt "Dung chỉ khóc, không dám nói gì". Khổ, muốn cầu cứu cha mẹ nhưng ngay cả cha mẹ cô cũng chẳng quan tâm đến nàng "Nàng đã viết ba bốn lá thư về kể nỗi khổ sở của nàng, nhưng không thấy cha mẹ ở nhà trả lời". Do quá khổ mà nàng, một người con gái yếu đuối, đã tìm cách phản kháng là trộm tiền nhà chồng về nhà " Dung ăn trộm tiền của mẹ chồng để trốn về nhà nhưng bị mẹ đẻ đay nghiến. Sáng hôm sau, mẹ chồng xuống tìm nàng". Sau sự việc trên nàng đã mất hết hy vọng vào gia đình. Nàng không còn sức lực phản kháng, muốn buông xuôi mọi thứ " Dung ước ao cái chết như một sự thoát nợ", sự bất lực, chịu đựng đã dâng đến đỉnh điểm. Nàng đã gieo mình xuống sông như muốn kết thúc sinh mạng ngắn ngủi, đầy đau thương của mình "Nàng uất ức lịm đi, thấy máu đỏ trào lên, rồi một cái màng đen tối kéo đến che lấp cả"."Bỗng nàng mơ màng nghe thấy tiếng nhiều người, tiếng gọi tên nàng, một làn nước nóng đi vào cổ", khi gieo mình xuống nước, phải chăng nàng đã thật sự trở lên tỉnh táo, tiếng nói đó như tiếng nói mà chính tâm hồn bị tổn thương của nàng muốn nàng sống, sống tiếp, sống để có niềm tin về một tương lai đẹp đẽ chăng. Sau tất cả, từ một người yếu đuối nghe theo sự sắp xếp của gia đình, Dung đã trở lên kiên cường, mạnh mẽ hơn khi muốn rời khỏi nhà chồng "Con xin về". Sự thiêu công bằng trong xã hội phong kiến xưa đối với người phụ nữ đẫ khiến không ít người ra đi mãi, Dung đã thật sự tỉnh táo, kiên cường sau khi rơi xuống sông, lần rơi ấy như một lần nàng chết, chết đi dự yếu duôid trong con người nàng và trả lại nàng một con người thật mạnh mẽ biết bao.

Câu 2:                                                           Bài làm

       Cuộc sống ngày càng phát triển, và điều này đã dẫn đến một giảm bớt về vấn đề "Trọng nam khinh nữ" trong xã hội hiện đại. Vai trò của người phụ nữ trong xã hội ngày càng được coi trọng, tương đương với vai trò của người chồng. Họ không chỉ có cơ hội để tự thể hiện mình trong cuộc sống, mà còn có thể tham gia vào thị trường lao động, đóng góp vào kinh tế gia đình. Do đó, tiếng nói của người phụ nữ trong gia đình cũng trở nên có uy lực và ảnh hưởng lớn hơn.

Bình đẳng giới là gì? Có nghĩa trong một gia đình, trong xã hội người phụ nữ có vị trí, vai trò quan trọng như người chồng của mình. Không chịu sự quản lý học phục tùng lệ thuộc đời mình vào người đàn ông như thời phong kiến nữa.

Người đàn ông và xã hội phải tôn trọng người phụ nữ tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển, nam nữ bình quyền thông qua bộ luật dân sự của nhà nước Việt Nam.

Điều này cũng đã được thể hiện rõ ràng trong luật Bình đẳng giới. Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế nói là bình đẳng giới có nghĩa chỉ là quyền bình đẳng của người phụ nữ, mà là sự bình đẳng của cả hai giới.

Trong thực tế cuộc sống, tuy xã hội hiện đại ngày nay người phụ nữ đã có cơ hội thể hiện mình nhiều hơn, được ra ngoài xã hội làm việc cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho xã hội tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, đóng góp không nhỏ tới sự phồn vinh thịnh vượng của cuộc sống gia đình. Nhưng trên thực tế thì sự bình đẳng giới này mới chỉ ở mức tương đối mà thôi, chưa thể nào hoàn toàn bình đẳng được.

Trong mọi cuộc đấu tranh người phụ nữ vẫn luôn chịu phần thiệt thòi thất bại nhiều hơn, việc mất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn thể hiện trong nhiều mặt ở cuộc sống xã hội Việt Nam chúng ta. Một xã hội đã bị tư tưởng phong kiến thống trị hàng nghìn năm chưa dễ dàng xóa bỏ mọi tư tưởng cũ trong một sớm một chiều.

Trong mỗi gia đình thường thì các thành viên đều cùng nhau làm việc. Người vợ và người chồng cùng nhau ra ngoài kiếm tiền rồi cùng nhau chia sẻ việc nhà, nội trợ và chăm sóc con cái. Cũng cùng nhau thừa hưởng thành quả từ công sức lao động của cả hai người.

Nhưng trên thực tế người phụ nữ phải làm việc nhiều hơn đàn ông gấp nhiều lần. Người phụ nữ hiện đại đi làm ra ngoài kiếm tiền, nhưng hết giờ làm thì phải chợ búa, cơm nước, chăm sóc con cái, rồi dọn dẹp nhà cửa. Trong khi đó, người đàn ông ngoài công việc ở cơ quan về nhà chẳng phải động tay vào việc gì, bởi tư tưởng đàn ông vào bếp không phải là đàn ông, không đáng mặt đàn ông, đã nhiễm và ý thức hệ của nhiều người đàn ông gia trưởng của nước ta.

Trong cuộc sống gia đình để quyết định những công việc gì quan trọng hầu hết đều do người đàn ông quyết định, người đàn ông là người có tiếng nói nhiều hơn, còn người phụ nữ nhiều khi không được tham gia góp ý, không được nói lên tiếng nói của mình. Đó chính là tư tưởng bất bình đẳng ở một số đàn ông có lối sống cổ hủ phong kiến.

Trong vấn đề sinh sản, người vợ luôn là người phải tự lo cho mình các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, phòng tránh mọi biện pháp để bảo vệ an toàn cho chính mình, còn người đàn ông thường ít quan tâm tới vấn đề này bởi cho đó là việc của phụ nữ. Sự bất bình đẳng nằm trong suy nghĩ của người đàn ông trong những vấn đề tế nhị này, bởi công việc phòng tránh kế hoạch hóa sinh sản, bảo vệ sức khỏe là việc làm dành cho cả hai người đòi hỏi hai người cùng thực hiện.

Trong xã hội vấn đề ý thức hệ, trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại trong mỗi gia đình dù ít hay nhiều. Ông bố nào cũng thích có con trai, người bà nội nào cũng muốn có cháu trai để duy trì nòi giống của dòng họ mình, để có thể ra oai với đời….Chính vì vậy, việc mất cân bằng giới tính ở nước ta hiện nay là khá nghiêm trọng, theo báo cáo của cục thống kê thì cứ 120 bé trai được sinh ra thì chỉ có 100 bé gái, vậy thì lệ chênh lệch này hiện nay là hai mươi bé trai.

Việc mất cân bằng giới tính này do con người nước ta vẫn thi nhau đẻ con trai, tìm mọi biện pháp can thiệp khoa học để sinh bằng được con trai. Có những nhà nếu như không sinh được con trai thì chồng sẽ ra ngoài kiếm con, rồi mẹ chồng bắt con dâu để bằng được cháu trai nếu không sẽ cho con trai mình ly dị vợ. Những suy nghĩ cổ hủ đó thể hiện sự bất bình đẳng giới trong thực tế cuộc sống.

Có nhiều ngành nghề đặc thù người tuyển dụng hầu như chỉ muốn tuyển nam giới, bởi nam giới mới có thể đảm bảo được công việc. Tuy không trọng nam khinh nữ nhưng do tính chất công việc họ vẫn cần nam giới làm việc nặng nhọc hoặc có cường độ áp lực công việc lớn.

Trong cuộc sống hiện đại, con người ta hướng tới sự bình đẳng giới nhiều hơn để cuộc sống có thêm những niềm vui trọn vẹn, mỗi thành viên trong gia đình cần có ý thức tôn trọng người phụ nữ, người vợ người mẹ của mình. Nếu sinh con gái thì không nên cố gắng sinh con trai bởi con nào cũng là con chỉ cần các con khỏe mạnh, ngoan ngoãn thì bậc làm cha làm mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc.

Người phụ nữ có những thiên chức không ai có thể thay thế được đó chính là thiên chức làm mẹ. Chính vì vậy, khi người phụ nữ mang thai, hoặc nuôi con nhỏ người đàn ông có trách nhiệm phải thương yêu chăm sóc vợ mình thật chu đáo. Tránh gây những áp lực khiến người phụ nữ bị căng thẳng, gây bệnh trầm cảm. Ngoài ra, người phụ nữ hiện đại cũng phải ra ngoài làm việc lo lắng kinh tế trong gia đình người đàn ông cần chia sẻ việc nhà với vợ mình để cuộc sống được cân bằng, hạnh phúc hơn.

Trong gia đình cần nhất là sự quan tâm, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau giữa hai vợ chồng, giữa các thành viên trong gia đình để cuộc sống được hạnh phúc vẹn tròn đó chính là sự bình đẳng giới tuyệt vời nhất và là sự tiến bộ xã hội.

Câu 1: Hậu quả của việc ghen tuông mù quáng

Câu 2: Hấp dẫn bởi tình huống là sau bao nhiêu năm chinh chiến ngoài biên ải theo lệnh của triều đình, người chồng may mắn thoát chết trở về, những mong được ôm ấp đứa con của mình trong tình cha con đằm thắm, nào ngờ chính đứa con lại nói: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia, chỉ nín thin thít”. 

Câu 3: Mục đích là vì tình huống truyện là một yếu tố quan trọng trong các tác phẩm văn học, được sử dụng để tạo nên sự thay đổi, cao trào hoặc bước ngoặt trong câu chuyện. Nhờ có tình huống truyện mà tính cách, tâm lý của nhân vật được bộc lộ rõ ràng và các sự kiện diễn ra theo một trật tự hợp lý. Từ đó, giúp người đọc hiểu hơn về vấn đề mà người viết muốn truyền tải.

Câu 4: - Chi tiết chủ quan: Người vợ, vì chồng vắng nhà dằng dặc như thế, tối tối cũng chỉ còn biết chơi đùa với con bằng trò chơi ấy. Có lẽ vì muốn con luôn cảm thấy người cha vẫn có mặt ở nhà, và để tự an ủi mình, thấy mình với chồng vẫn luôn bên nhau như hình với bóng, nên người vợ đã chỉ vào cái bóng của mình mà nói với con rằng đó là cha của Đản - tên của đứa con. Gia đình, vì thế, lúc nào cũng cảm thấy sum vầy đông đủ, sự trống trải đã được khỏa lấp bằng hình ảnh của cái bóng êm đềm.

- Chi tiết khách quan: Ngày xưa chưa có tivi, đến cả “rối hình" cũng không có, tối tối con cái thường quây quần quanh cha mẹ, ông bà, chơi trò soi bóng trên tường, nhờ ánh sáng ngọn đèn dầu, mỡ. Trò chơi này hết sức thú vị, vì từ hai bàn tay người chơi có thể tạo ra bao nhiêu hình thù vừa quen thuộc vừa kì lạ khác nhau, dựa vào tài khéo léo, óc tưởng tượng của cả người chơi và người xem. Trong trò chơi này ai cũng là người chơi, ai cũng là người xem nên có cái vui nhộn của không khí dân chủ và bình đẳng.

=> Nhận xét: 

+ Đảm bảo tính đúng đắn của lập luận (dựa vào cách trình bày vấn đề khách quan)

+ Cho thấy những ý kiến, quan điểm của người viết có cơ sở, căn cứ từ văn bản chứ không phải sự suy diễn tuỳ tiện.

 + Thể hiện tình cảm, cảm xúc, khơi gợi được sự đồng cảm của người đọc.

+ Trình bày được các cách nhìn chủ quan, sự khám phá của người viết bài với tác phẩm Bồng chanh đỏ (dựa vào cách trình bày vấn đề chủ quan) 

Câu 5: Theo em, người viết lại cho rằng chi tiết cái bóng là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc vì chi tiết này là nút thắt cho những bi kịch sau này của Vũ Nương, sự ghen tuông của người chồng cũng từ cái bóng trong lời kể của đưa con thơ mà bị hiểu lầm một cách tai hại, gây ra những sóng gió làm chia cắt hạnh phúc của một gia đình. Chi tiết này cũng giúp cho câu chuyện diễn ra một cách tự nhiên, hợp lí, người kể chuyện đã khéo léo cài đặt sẵn một chi tiết hết sức tự nhiên, một chi tiết lấy ra từ chính đời sống thường ngày