Đinh Thị Vân Anh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Đinh Thị Vân Anh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1. 

Thể loại: truyện ngắn.

Câu 2. 

Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 3. 

- HS chỉ ra được biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Khi anh gặp chị, thì đôi bên đã là cảnh xế muộn chợ chiều cả rồi, cũng dư dãi mà lấy nhau tự nhiên.”: biện pháp tu từ ẩn dụ (được thể hiện qua cụm từ “cảnh xế muộn chợ chiều”).

- Tác dụng: “Cảnh xế muộn chợ chiều” là cảnh chợ khi tàn cuộc, không còn ồn ào, sôi nổi nữa. Tác giả sử dụng cụm từ này để:

+ Chỉ cảnh quá lứa lỡ thì của anh chị Duyện khi đến với nhau.

+ Giúp cho câu văn trở nên tế nhị, giàu sức gợi hình hơn.

+ Thể hiện sự cảm thương của tác giả dành cho những con người nhỏ bé, đáng thương, kém may mắn.

Câu 4. 

Nội dung: Qua truyện ngắn Nhà nghèo, Tô Hoài đã tái hiện chân thực, sâu sắc hiện thực khốn khó của một gia đình nghèo. Trong đó, tác giả tập trung khắc họa cô bé Gái hiểu chuyện mà yểu mệnh. Qua đó, Tô Hoài thể hiện sự đồng cảm, xót thương cho những kiếp người bé mọn, bất hạnh và những đứa trẻ đáng thương.

Câu 5. 

HS lựa chọn chi tiết mà các em ấn tượng nhất và đưa ra lí giải hợp lí. Gợi ý: Chi tiết em cảm thấy ấn tượng nhất là chi tiết bé Gái mất ở cuối truyện. Bởi chi tiết này khơi lên trong em nỗi buồn, sự cảm thương sâu sắc dành cho một cô bé ngoan ngoãn, hiểu chuyện mà yểu mệnh, đáng thương.

Câu 1. (2 điểm)

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

- Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn.

- Về kiểu đoạn văn, HS có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích nhân vật bé Gái trong văn bản Nhà nghèo.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

- Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: 

+ Khái quát về hoàn cảnh của bé Gái: sinh ra trong nghèo khó, cha mẹ đều có những dị tật trên cơ thể, cha mẹ hay cãi cọ, xích mích.

+ Sống trong hoàn cảnh ấy, bé Gái lại rất ngoan ngoãn, hiểu chuyện. Điều này được thể hiện qua những chi tiết: em cẩn thận rào các em dưới gầm phản để cùng bố đi bắt chẫu, bắt nhái sau cơn mưa; em cố gắng bắt thật nhiều (khi bắt được một con, em vui mừng, khi thấy mẹ em giơ lên khoe rồi em tách khỏi bố mẹ, lần theo vệ ao để bắt thêm nhái) vì em hiểu được hoàn cảnh của gia đình mình.

+ Kết cục của em Gái là bị rắn cắn chết. Ngay cả lúc sắp chết, em cũng ôm khư khư cái giỏ nhái, để bảo vệ thành quả của mình khỏi con rắn, để gia đình em có thêm miếng ăn.

+ Nhận xét, đánh giá về nhân vật: bé Gái là một cô bé gầy còm, nhỏ bé, đáng thương và bất hạnh.

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. 

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. 

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2. (4 điểm)

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

- Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới sự phát triển của trẻ em hiện nay.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

- Xác định được các ý chính của bài viết.

- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

- Giải thích vấn đề nghị luận.

- Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau: 

+ Thực trạng: dù chúng ta đang sống trong một xã hội tiên tiến, văn minh nhưng vấn nạn bạo lực vẫn tồn tại.

+ Biểu hiện: bao gồm nhiều kiểu loại như bạo lực thể chất (đánh đập, hành hạ), bạo lực tinh thần (đe dọa, xúc phạm), bạo lực kinh tế (kiểm soát tài chính, cấm đoán sử dụng tiền bạc),…

+ Tác động: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ em như khiến trẻ bị ám ảnh, sợ hãi, rối loạn lo âu, trầm cảm, mất tự tin, khó hòa nhập xã hội,…

+ Giải pháp: tích cực tuyên truyền, giáo dục để hạn chế những hành vi bạo lực trong mỗi gia đình; khuyến khích các hoạt động gắn kết gia đình; thành lập những tổ chức hành động vì trẻ em, phòng chống bạo lực, tham vấn tâm lý;…

- Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện.

* Khẳng định lại những tác động tiêu cực của bạo lực gia đình tới sự phát triển của trẻ và kêu gọi hành động để ngăn chặn vấn nạn này trong bối cảnh xã hội hiện đại - thời đại mà con người dần mất đi những kết nối với gia đình.

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. 

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. 

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.