Ngô Thanh Thủy
Giới thiệu về bản thân
Câu 2:
Robert Frost từng nói: “Trong rừng có rất nhiều lối đi, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người”. Câu nói đã gợi cho người đọc suy tư, suy nghĩ.
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu được ý nghĩa câu nói của “lối đi” Robert Frost. Tác giả mượn hình ảnh về những lối đi trong rừng để gửi gắm thông điệp sâu sắc. “Lối đi chưa có dấu chân người” có nghĩa là lối đi còn mới mẻ mà chính ta là người tiên phong khai phá. Khi tác giả nói rằng “tôi chọn” là muốn thể hiện một thái độ chủ động lựa chọn dấn thân vào con đường mới mẻ. Câu nói trên muốn đề cao tư duy sáng tạo, khả năng đột phá và sự dũng cảm dám dấn thân của con người.
Mỗi người đều có một cuộc đời riêng. Những cơ hội cũng như thách thức mở ra khiến con người băn khoăn lựa chọn. Có người chọn bước đi trên con đường đã có người đi trước để rút ngắn thời gian, học hỏi kinh nghiệm. Nhưng cũng có người lựa chọn bước đi trên con đường chưa có ai đặt chân đến. Khi chúng chúng ta lựa chọn một lối đi “không có dấu chân người” nghĩa là chúng ta phải chấp nhận rằng ở đó sẽ còn nhiều khó khăn, thử thách. Điều đó buộc mỗi người phải có đủ dũng cảm để đối mặt và vượt qua. Chính nhờ vậy, mà con người mời khẳng định được dấu ấn của mình trong cuộc sống này.
Khi còn là một chàng thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Người lựa chọn một con đường riêng - đi về phương Tây - khác hẳn với các bậc tiền nhân như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Suốt nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Người phải làm nhiều nghề để kiếm sống có những lúc nghèo khổ tưởng như không có gì để ăn. Nhưng không ngại khó khăn gian khổ, Người luôn giữ vững tinh thần của người chiến sĩ cộng sản. Bác thông thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài, tham gia phong trào công nhân quốc tế và tìm ra con đường giải phóng cho nhân dân ta. Khi trở về nước, Bác là người thành lập nên Đảng Cộng Sản Việt Nam và trực tiếp lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp và giành được độc lập cho dân tộc. Để có thể đạt được thành công lớn nhất là giành độc lập tự do cho nhân dân - khát vọng duy nhất, Hồ Chủ tịch đã phải trải qua một con đường không hề dễ dàng gì.
Tuy nhiên, chọn cho mình một lối đi riêng không phải là một lối đi lập dị hay mù quáng. Chúng ta cần tỉnh táo, chủ động để lựa chọn được lối đi đúng đắn, tránh mắc phải sai lầm. Với một học sinh như tôi, câu nói của Robert Frost là vô cùng giá trị, giúp tôi có thêm sự tự tin và chinh phục những thử thách phía trước.
Tóm lại, câu nói của Robert Frost là hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta hãy lựa chọn cho được “lối đi” cho bản thân, để hướng tới mục đích, sống có ý nghĩa hơn.
CÂU 1: Bài thơ "Những bóng người trên sân ga" của Nguyễn Bính là một bức tranh đời sống sinh động, khắc họa chân thực nỗi buồn chia ly, sự cô đơn, lạc lõng của những kiếp người trên chuyến tàu đời.
Tác giả sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, miêu tả khung cảnh sân ga với những bóng người tấp nập, vội vã, nhưng ẩn chứa bên trong là tâm trạng buồn bã, tiếc nuối của những người phải chia tay. Hình ảnh "bóng người" được lặp đi lặp lại, tạo nên một không khí u buồn, cô đơn, gợi lên nỗi nhớ da diết, sự tiếc nuối khi phải xa cách.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng những biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa để làm tăng sức biểu cảm cho bài thơ. Hình ảnh "những bóng người" được so sánh với "những chiếc lá" - biểu tượng cho sự mong manh, dễ vỡ, thể hiện sự ngắn ngủi, chóng vánh của cuộc đời.
Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về sự cô đơn, lạc lõng của con người trong cuộc sống, đồng thời khẳng định giá trị của tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống.
Câu 5: Mạch cảm xúc nỗi niềm tiếc nuối lưu luyến khi chia tay nỗi cô đơn trống vắng lạc lõng của người ở lại chủ đề xoay quanh cảm xúc chia ly nỗi buồn và cô đơn khi phải tạm biệt những người thân yêu trên sân ga bài thơ thể hiện tâm trạng bâng khuâng lưu luyến và những day rứt của người ở lại khi chứng kiến cảnh chia tay và những hình bóng mờ dần trong khoảng cách
Câu4:Vần bay, tay, này là vần lưng . kiểu vần đuọc gieo ở đây là vần lưng câu1-2;3-4 gieo vần với nhau.
Câu 3: Biện pháp nổi bật xuyên suốt là ẩn dụ và hoán dụ hình ảnh hoán dụ những bóng người gợi hình ảnh những con người cô đơn lặng lẽ buồn bã thấp thỏm và những nỗi niềm tương tư ẩn dụ hình ảnh sinh ra trong bài thơ để ẩn dụ cho sự gặp gỡ và chia tay nơi diễn ra những cuộc hội ngộ và biệt ly của những con người tác dụng tạo không khí buồn thể hiện sự mong manh của tình người khơi gợi cảm súc đồng cảm
Câu 2: Bài thơ viết về đề tài: Những bóng người trên sân ga của Nguyễn bính là nỗi buồn khi chia ly sự cô đơn và tình cảm của những con người khi phải tạm biệt nhau tại sân ga bài thơ khai thác sâu sắc hình ảnh sinh ra nơi thường diễn ra những cuộc chia ly đầy cảm xúc giữa người đi và người ở lại
Câu 1: thuộc thể thơ bảy chữ