QUÁN DIỆU CHI
Giới thiệu về bản thân
Câu 1.
Đoạn văn trên khắc họa nhân vật Dần với hoàn cảnh khốn khó và số phận éo le, phải đi ở từ nhỏ. Xuất thân trong một gia đình nghèo túng, Dần phải gánh vác phần nào trách nhiệm giúp đỡ gia đình dù tuổi còn nhỏ, như một cách để giảm bớt gánh nặng kinh tế. Bằng giọng văn chân thực, tác giả đã làm nổi bật sự đối lập giữa mong ước của người mẹ về cuộc sống đỡ vất vả hơn cho con với thực tế khắc nghiệt mà Dần phải đối mặt ở nhà bà chánh Liễu. Dần không chỉ chịu cảnh lao động nặng nhọc, mà còn chịu đói khát, đánh đập, đến mức em chỉ mong được trở về nhà, dù có đói cũng không muốn sống ở nơi hà khắc. Tuy nhiên, mẹ Dần, vì sự nghèo khổ và không còn lựa chọn, đành phải cứng rắn, ép buộc con đi ở, lòng đau xót nhưng không thể hiện ra, bởi bà hiểu rõ đây là cách để chuẩn bị cho Dần một tương lai ít đau khổ hơn khi trưởng thành. Qua nhân vật Dần, tác giả không chỉ phê phán xã hội bất công, khiến những đứa trẻ ngây thơ như Dần phải gánh chịu số phận bi thương, mà còn thể hiện tình yêu thương sâu sắc của người mẹ dù phải đau lòng lựa chọn điều không mong muốn cho con.
Câu 2 .
Câu 1: Thể thơ của văn bản là thơ 8 chữ
Câu 2: Chủ đề của bài thơ là tình yêu
Câu 3: Cấu trúc “Người ta khổ vì…” được tác giả lặp lại nhiều lần trong bài thơ.
Tác dụng: Việc lặp lại cấu trúc này nhấn mạnh nỗi khổ của con người trong tình yêu. Đồng thời, nó khắc sâu sự dại khờ và đau khổ mà tác giả muốn truyền tải, khiến người đọc cảm nhận được sự da diết, lạc lối trong những cảm xúc yêu đương mù quáng.
Câu 4: Nội dung bài thơ nói về những nỗi đau và dại khờ trong tình yêu khi con người yêu sai cách, chọn sai người, hoặc quá cố chấp với tình cảm của mình. Sự dại khờ này dẫn đến những nỗi đau và thương tổn, khiến con người ngày càng lún sâu vào đau khổ.
Câu 5: Tác giả Xuân Diệu có cái nhìn khá bi quan, sâu sắc về tình yêu trong bài thơ. Ông cho rằng tình yêu thường khiến con người trở nên dại khờ, mù quáng, dễ dàng làm tổn thương chính mình vì những lựa chọn sai lầm. Qua bài thơ, Xuân Diệu thể hiện sự tiếc nuối và nỗi buồn về những mối tình không trọn vẹn và những khát khao vô ích.
Câu 1: Thể thơ của văn bản là thể thơ lục bát
Câu 2: Bài thơ viết về đề tài chia ly
Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng xuyên suốt bài thơ là phép điệp (như điệp từ "có lần tôi thấy" ở đầu nhiều khổ thơ). Tác dụng của biện pháp này là nhấn mạnh sự lặp lại của các cuộc chia ly, tạo cảm giác không khí buồn man mác và sự quen thuộc của cảnh chia tay nơi sân ga.
Câu 4: Ở khổ thơ cuối, các vần được gieo là vần "ay" giữa các từ "bay" - "tay" và "mắt" - "mắt". Đây là kiểu vần chân
Câu 5: Chủ đề của bài thơ là nỗi buồn và sự tiếc nuối trong những cuộc chia ly ở sân ga. Mạch cảm xúc của bài thơ là sự đồng cảm, thấu hiểu và buồn thương khi chứng kiến những cuộc tiễn biệt, tạo nên một không khí trầm lắng và u sầu.