Cô Hoàng Diệp

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Cô Hoàng Diệp
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Khi động năng bằng thế năng, thì:

\(W_đ=W_t\)

\(\rightarrow W_đ=\dfrac{1}{2}W_{tmax}=\dfrac{1}{2}mgh_{max}\)

\(\rightarrow\dfrac{1}{2}mv^2=\dfrac{1}{2}mgh_{max}\rightarrow v^2=gh_{max}\)

\(\rightarrow v=\sqrt{gh_{max}}=\sqrt{10.45}=15\sqrt{2}\approx21,2\) m/s.

Đoạn mạch AB gồm R1 mắc nối tiếp với (R2//R3) nên I = I1 = I23.

Điện trở tương đương của toàn mạch là

\(R_{tđ}=R_1+R_{23}=R+\dfrac{3}{2}R=1,5R\)

Ta có công suất tiêu thụ trên R1 là 16 W, suy ra:

\(P_1=I^2_1R_1=I^2R=16\) W.

Công suất tiêu thụ trên toàn mạch là

\(P=I^2R_{tđ}=I^2.1,5R=1,5.16=24\) W.

- Ở thời điểm ban đầu, con kiến ở vị trí A có khoảng cách tới thấu kính là OA = d = 50 cm. Gọi khoảng cách từ ảnh A' đến quang tâm là OA' = d'.

Áp dụng công thức thấu kính:

\(\dfrac{1}{f}=\dfrac{1}{d}+\dfrac{1}{d'}\)

\(\dfrac{1}{20}=\dfrac{1}{50}+\dfrac{1}{d'}\)

\(\rightarrow d'=\dfrac{100}{3}\) cm.

- Sau 5 s, con kiến đi tới vị trí B cách A một khoảng S = AB = v.t = 2.5 = 10 cm.

Khoảng cách từ B đến thấu kính là OB = d2 = OA - AB = 50 - 10 = 40 cm. Gọi vị trí từ ảnh B' đến thấu kính là OB' = d2'. 

Áp dụng công thức thấu kính ta có:

\(\dfrac{1}{f}=\dfrac{1}{d_2}+\dfrac{1}{d_2'}\)

\(\dfrac{1}{20}=\dfrac{1}{40}+\dfrac{1}{d_2'}\)

\(\rightarrow d_2'=40\) cm.

- Trong 5 s, ảnh của con kiến di chuyển một khoảng là

\(\Delta s=OB'-OA'=d_2'-d'=40-\dfrac{100}{3}=\dfrac{20}{3}\) cm.

Tốc độ trung bình của ảnh con kiến qua thấu kính trong 5 s đầu tiên là

\(v'=\dfrac{\Delta s}{t}=\dfrac{\dfrac{20}{3}}{5}\)

\(v'=\dfrac{4}{3}\) cm/s.

 

Có thể thực hiện như sau để xác định khối lượng cục tẩy:

- Bước 1: Đặt thước nhựa lên một điểm tựa (như một bút chì nằm ngang) sao cho bút chì và thước vuông góc với nhau.

- Bước 2: Đặt quả cân 20 g ở một đầu của thước (0 cm), đặt cục tẩy ở đầu còn lại (20 cm).

- Bước 3: Di chuyển điểm tựa (bút chì) dọc theo chiều dài của thước cho đến khi thấy thước nằm thăng bằng. Xác định vị trí điểm tựa lúc này (giả sử là \(x\) cm).

- Bước 4: Áp dụng nguyên lí cân bằng của đòn bẩy, ta có thể xác định khối lượng cục tẩy bằng công thức sau: \(m_1.x=m_2.\left(20-x\right)\)

với \(m_1=20\) \(g\) là khối lượng của quả cân, \(x\) là vị trí điểm tựa giúp thước thăng bằng. Từ đó ta sẽ xác định được \(m_2\) là khối lượng cục tẩy nhé.

 

Tính chất ảnh: Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn). Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật, khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương (ảnh và vật đối xứng nhau qua gương).

Dựng ảnh: có hai cách dựng ảnh của vật qua gương phẳng

- Cách 1: Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng.

- Cách 2: Dựa vào tính chất của ảnh.

 

Sơ đồ mạch điện có dạng như sau:

sơ đồ mạch điện olm