Lê Song Phương

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lê Song Phương
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

p v q: "23 là số nguyên tố hoặc 23 chia hết cho 2."

p ^ q: "23 là số nguyên tố và 23 chia hết cho 2."

\(p\Rightarrow q\): "Nếu 23 là số nguyên tố thì 23 chia hết cho 2."

\(p\Leftrightarrow q\): "23 là số nguyên tố khi và chỉ khi 23 chia hết cho 2."

a) Ta lập bảng chân trị:

p q p v q p ^ q \(p\Rightarrow q\) \(p\Leftrightarrow q\)
1 0 1 0 0 0

b) Bạn bổ sung đề bài nhé.

 

Có \(2020\left(\dfrac{a^2}{b}+\dfrac{b^2}{c}+\dfrac{c^2}{a}\right)+\dfrac{1}{3}\left(a^2+b^2+c^2\right)\)

\(\ge2020.\dfrac{\left(a+b+c\right)^2}{b+c+a}+\dfrac{\left(a+b+c\right)^2}{9}\) 

(áp dụng BĐT \(\dfrac{x^2}{a}+\dfrac{y^2}{b}+\dfrac{z^2}{c}\ge\dfrac{\left(x+y+z\right)^2}{a+b+c}\) và \(3\left(a^2+b^2+c^2\right)\ge\left(a+b+c\right)^2\))

\(=2020\left(a+b+c\right)+\dfrac{\left(a+b+c\right)^2}{9}\)

\(=2020+\dfrac{1}{9}\) (vì \(a+b+c=1\))

\(=\dfrac{18181}{9}\)

Vậy GTNN là \(\dfrac{18181}{9}\) khi \(a=b=c=\dfrac{1}{3}\)

Gọi 8 số đó là \(n_i=\overline{a_ib_i}\) với \(1\le i\le8\).

Với mỗi 2 số \(n_i,n_j\left(i\ne j,1\le i,j\le8\right)\), ta có:

\(N_{ij}=\overline{a_ib_i0a_jb_j}\) 

\(=10000a_i+1000b_i+10a_j+b_j\)

\(=10010a_i+1001b_i+\left(10a_j-10a_i\right)+\left(b_j-b_i\right)\)

\(=10010a_i+1001b_i+n_j-n_i\)

 Để ý rằng một số khi chia cho 7 chỉ có 7 số dư phân biệt là 0, 1, 2,..., 6. Do ta chọn 8 số \(n_i\) nên theo nguyên lý Dirichlet sẽ tồn tại 2 số \(n_k,n_l\left(k\ne l,1\le k,l\le8\right)\) mà chúng có cùng số dư khi chia cho 7.

 \(\Rightarrow n_k-n_l⋮7\)

 Khi đó \(N_{kl}=10010a_k+1001b_k+\left(n_l-n_k\right)⋮7\)  (do \(1001⋮7\))

 Vậy ta có đpcm.

 

Kí hiệu \(\left(a,b\right)\) và \(\left[a,b\right]\) lần lượt là ƯCLN và BCNN của \(a\) và \(b\).

Đặt \(\left(a,b\right)=d\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=dm\\b=dn\end{matrix}\right.\) với \(\left(m,n\right)=1\). Khi đó \(\left[a,b\right]=dmn\)

Do đó \(\left[a,b\right]+\left(a,b\right)=15\Leftrightarrow dmn+d=15\) \(\Leftrightarrow d\left(mn+1\right)=15\)

Ta xét các trường hợp: 

TH1: \(d=1,mn+1=15\) \(\Rightarrow a=m,b=n\)  và do đó \(ab=14\)

\(\Rightarrow a=1,b=14\) hoặc \(a=2,b=7\)

TH2: \(d=3,mn+1=5\Rightarrow a=3m,b=3n\) và \(mn=4\)

Nếu \(m=1,n=4\Rightarrow a=3,b=12\), nhận.

Nếu \(m=n=2\) \(\Rightarrow a=b=6\), loại.

TH3: \(d=5,mn+1=3\) \(\Rightarrow a=5m,b=5n,mn=2\)

\(\Rightarrow m=1,n=2\) \(\Rightarrow a=5,b=10\), nhận.

TH4: \(d=15,mn+1=1\Rightarrow a=15m,b=15n,mn=0\)

\(\Rightarrow m=0\) \(\Rightarrow a=0\). Khi đó \(\left[0,b\right]+\left(0,b\right)=15\Leftrightarrow\left(0,b\right)=15\Leftrightarrow b=15\)

 Vậy có tất cả các cặp số \(a,b\) thỏa mãn đề bài là 1 và 14; 2 và 7; 3 và 12; 5 và 10; 0 và 15.

 

 Khi ta xóa 2 số bất kì và viết lại tổng của chúng thì một điều rõ ràng là tổng của các số trên bảng không đổi. Bằng lập luận này, \(k=1+2+...+99\)

 \(k=\dfrac{99.\left(99+1\right)}{2}\)

 \(k=4950\)

 Ta thấy \(70^2=4900< 4950< 5041=71^2\) nên \(k=4950\) không phải là SCP.

 Xét 2024 số: \(3^1-1,3^2-1,...,3^{2024}-1\). Một số khi chia cho 2023 có 2023 số dư là 0, 1, 2,..., 2022. Do đó, theo nguyên lí Dirichlet, tồn tại 2 số \(3^i-1\) và \(3^j-1\) có cùng số dư khi chia cho 2023. 

 Không mất tính tổng quát, giả sử rằng \(1\le i< j\le2024\). Khi đó \(\left(3^j-1\right)-\left(3^i-1\right)⋮2023\)

 \(\Leftrightarrow3^j-3^i⋮2023\)

 \(\Leftrightarrow3^i\left(3^{j-i}-1\right)⋮2023\)

Vì \(ƯCLN\left(3^i,2023\right)=1\) nên từ đây suy ra \(3^{j-i}-1⋮2023\)

Vậy, tồn tại số nguyên dương \(j-i\) mà \(3^{j-i}-1⋮2023\), ta có đpcm.

 

 

a) Kẻ tiếp tuyến Mx của (O). Khi đó \(Mx\perp MO\).

Ta thấy \(\widehat{xMA}=\widehat{MBA}=\widehat{MFE}\) nên Mx // EF. Do đó \(EF\perp MO\)

Mặt khác, tam giác HAC cân tại H có đường cao HF nên F là trung điểm MC. Tương tự, E là trung điểm MD. Vì vậy, EF là đường trung bình của tam giác MCD \(\Rightarrow\) EF//CD. 

 Do đó, \(MO\perp CD\) \(\Rightarrow\) đt qua M vuông góc với CD đi qua O cố định.

 b) Gọi O' là điểm đối xứng của O qua AB. Kẻ đường kính MK của (O), gọi P là trung điểm AB. Lúc này O' là điểm cố định.

 Khi đó AH//BK (cùng vuông góc với MB) và BH//AK (cùng vuông góc với MA) nên tứ giác AHBK là hình bình hành

 \(\Rightarrow\) Trung điểm P của AB cũng là trung điểm của HK. 

 \(\Rightarrow\) OP là đường trung bình của tam giác KMH 

 \(\Rightarrow\) OP//MH và \(OP=\dfrac{1}{2}MH\)

 \(\Rightarrow\) OO'//MH và \(OO'=MH\)

 \(\Rightarrow\) Tứ giác MOO'H là hình bình hành 

 \(\Rightarrow\) HO' // MO

 Mà \(MO\perp CD\) (cmt) nên \(HO'\perp CD\)

 Như vậy đường thẳng qua H và vuông góc với CD đi qua O' cố định.

 Mình gửi trả lời rồi đó mà nó chưa duyệt lên. Bạn vào trang cá nhân của mình xem nhé.