Nguyễn Ngọc Nhi
Giới thiệu về bản thân
Câu 1
Trong thời đại hội nhập và phát triển toàn cầu, việc bảo vệ và giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống đang trở thành một thách thức lớn đối với giới trẻ Việt Nam. Văn hóa truyền thống không chỉ là di sản quý báu của dân tộc, mà còn là nguồn cội giúp chúng ta nhận diện bản sắc và gìn giữ tinh thần dân tộc. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ hiện nay dường như ít quan tâm đến các giá trị văn hóa truyền thống, mà bị cuốn hút bởi những xu hướng hiện đại, thậm chí lai căng văn hóa nước ngoài. Điều này dẫn đến nguy cơ mai một những giá trị cốt lõi của dân tộc.Ý thức bảo vệ văn hóa truyền thống cần được khơi dậy thông qua giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Các hoạt động như tham gia lễ hội dân gian, học hỏi nghệ thuật truyền thống hay tìm hiểu lịch sử đất nước có thể giúp giới trẻ thêm yêu và tự hào về văn hóa dân tộc. Hơn nữa, mỗi cá nhân cần ý thức rằng, việc giữ gìn văn hóa không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi, bởi nó tạo nên sự khác biệt và sức mạnh mềm của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa.Hãy trân trọng và gìn giữ những giá trị truyền thống, bởi đó chính là nền tảng giúp chúng ta đứng vững trước những biến động của thời đại.
Câu 2:
Bài thơ gợi lên những hình ảnh bình dị, thân thương trong ký ức tuổi thơ, đặc biệt là hình ảnh người bà và những kỷ niệm ấm áp bên gia đình. Qua đó, bài thơ không chỉ mang giá trị nội dung sâu sắc mà còn thể hiện những nét đặc sắc về nghệ thuật đáng chú ý bài thơ là lời tâm tình của người cháu kể lại những ký ức thân thuộc về người bà trong một buổi chiều tan học. Hình ảnh “khói chiều cõng một hoàng hôn” mở đầu bài thơ vừa giản dị, vừa gợi cảm, thể hiện sự giao thoa giữa thiên nhiên và tình người. Trong những dòng thơ tiếp theo, người cháu bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo khi ngồi sau lưng bà trên đường về nhà. Hình ảnh bà được khắc họa như điểm tựa tinh thần vững chắc, là nơi lưu giữ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ. Từng chi tiết nhỏ, từ “vườn trái mọng tươi,” “ông bảo điểm mười” đến “bà nấu thịt kho,” đều gợi lên sự đầm ấm, yên bình của gia đình. Đặc biệt, câu thơ cuối “mà quên ngắm một Mặt Trời cạnh bên” mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc, ví người bà như một “Mặt Trời” tỏa sáng yêu thương, hi sinh thầm lặng cho cháu.Bài thơ sử dụng ngôn ngữ bình dị, gần gũi, nhưng lại rất giàu hình ảnh và biểu cảm. Các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh được sử dụng khéo léo. Chẳng hạn, hình ảnh “khói chiều cõng một hoàng hôn” hay “bà cõng tâm hồn cháu bay” vừa cụ thể, vừa tượng trưng, tạo nên một không gian mơ màng, gợi cảm. Nhịp thơ êm dịu, nhẹ nhàng như những vòng quay xe đạp của bà, đưa người đọc vào dòng chảy ký ức tuổi thơ. Ngoài ra, cấu trúc đối lập giữa quá khứ êm đềm và hiện tại lặng lẽ làm nổi bật giá trị của những kỷ niệm yêu thương trong cuộc sống.
Câu 1: quần thể di tích cố đô huế
Câu 2: biểu cảm ,nghị luận, thuyết minh
Câu 3: văn bản quần thể di tích cố đô huế được coi là văn bản thông tin vì : + cung cấp thông tin cụ thể . Văn bản nêu rõ thông tin về lịch sử , kiến trúc , văn hóa và giá trị của quần thể di tích , giúp người đọc hiểu rõ về di sản này
câu 4 : tăng sự trực quan : giúp người đọc dễ hình dung hơn về vẻ đẹp và sự độc đáo của các di tích cố đô huế
thu hút sự chú ý kích thích người đọc quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về địa danh
bổ trợ cho nội dung thuyết minh : hình ảnh cụ thể hoá những mô tả trong văn bản nổi bật giá trị
câu 5 Từ nội dung của văn bản, em cảm nhận rằng Quần thể di tích Cố đô Huế là một kho tàng văn hóa vô giá, mang đậm dấu ấn lịch sử, nghệ thuật và sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích này không chỉ là niềm tự hào của người dân Huế mà còn của cả dân tộc Việt Nam. Điều này cũng thể hiện sự tôn vinh những giá trị văn hóa phi vật thể, như âm nhạc cung đình Huế, đã được UNESCO công nhận. Những lăng tẩm, cung điện, và các công trình khác tạo nên một không gian văn hóa đặc biệt, mang đậm tính tâm linh và nghệ thuật, cho thấy sự tài ba, tỉ mỉ và tâm huyết của các thế hệ đã xây dựng nên di sản này.
"Thân em như tấm lụa đào/
Nhẹ nhàng trong gió, đẹp dịu dàng."
Các dòng thơ “Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa, / Bằng con chẫu chuộc thôi” gợi lên một cảm giác khiêm nhường và tự ti của người phụ nữ trong xã hội. Hình ảnh so sánh giữa bản thân với “con bọ ngựa” và “con chẫu chuộc” thể hiện sự nhỏ bé, đơn giản, và yếu ớt. Điều này không chỉ phản ánh cái nhìn thấp kém về bản thân mà còn cho thấy nỗi lo lắng về vị trí và giá trị của mình trong cuộc sống. Dù hình ảnh các loài côn trùng có vẻ bình thường, nhưng chúng cũng mang sức sống và bản sắc riêng. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh rằng mỗi người đều có giá trị riêng, dù trong sự khiêm tốn hay giản dị. Dòng thơ tạo nên một sự đồng cảm sâu sắc với những người phụ nữ luôn tìm kiếm sự công nhận và yêu thương.
Câu thơ “Em nhớ anh nát cả ruột gan” sử dụng hình ảnh và cảm xúc mạnh mẽ để thể hiện nỗi nhớ da diết. Hiện tượng phá vỡ ngôn ngữ thông thường ở đây nằm ở cách sử dụng từ “nát” để mô tả cảm giác nhớ nhung. Thay vì dùng những từ ngữ nhẹ nhàng, tác giả đã chọn từ “nát” - một động từ mang sắc thái mạnh mẽ, thể hiện sự tổn thương và đau đớn.
Nghị luận về quan niệm “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” trong hôn nhân
Trong xã hội truyền thống, quan niệm “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” đã tồn tại lâu đời, thể hiện sự tôn trọng và vâng lời đối với ý kiến của cha mẹ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong hôn nhân. Tuy nhiên, quan niệm này đang gặp phải nhiều tranh cãi trong bối cảnh hiện đại, khi mà những giá trị cá nhân và quyền tự quyết của mỗi người ngày càng được đề cao.
Trước hết, cần thừa nhận rằng cha mẹ thường có những kinh nghiệm sống quý báu và mong muốn tốt đẹp cho con cái. Việc cha mẹ định hướng cho hôn nhân của con cái thường xuất phát từ tình yêu thương và ý thức trách nhiệm. Họ có thể giúp con cái tránh khỏi những mối quan hệ không lành mạnh, lựa chọn những người bạn đời phù hợp với gia đình và xã hội. Trong nhiều trường hợp, sự đồng thuận giữa gia đình hai bên có thể tạo ra nền tảng vững chắc cho một cuộc hôn nhân bền vững.
Tuy nhiên, quan niệm này cũng có những hạn chế nhất định. Đầu tiên, nó có thể dẫn đến tình trạng ép buộc, nơi mà nguyện vọng và cảm xúc của con cái bị bỏ qua. Hôn nhân là một mối quan hệ thiêng liêng, yêu cầu sự đồng thuận và tình yêu từ cả hai phía. Nếu chỉ dựa vào ý kiến của cha mẹ, con cái có thể rơi vào tình trạng không hạnh phúc, thậm chí là đau khổ trong cuộc sống hôn nhân của mình. Hơn nữa, với sự phát triển của xã hội, con người ngày càng có quyền tự do trong việc lựa chọn bạn đời. Tình yêu và sự tương đồng về tư tưởng, lối sống trở thành những yếu tố quan trọng hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, sự phát triển của tư duy cá nhân cũng cho thấy rằng mỗi người cần có trách nhiệm với chính cuộc đời của mình. Trong thế giới hiện đại, con cái có quyền chọn lựa con đường hạnh phúc riêng, và cha mẹ nên tôn trọng điều đó. Sự lắng nghe và chia sẻ từ cả hai phía sẽ tạo ra một mối quan hệ gia đình bền chặt hơn, nơi mà cả cha mẹ và con cái đều có thể cùng nhau thảo luận và tìm ra hướng đi tốt nhất.
Cuối cùng, quan niệm “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” không hoàn toàn sai, nhưng cần được điều chỉnh để phù hợp với thời đại mới. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa ý kiến của cha mẹ và mong muốn của con cái sẽ tạo ra một mối quan hệ gia đình hòa hợp và hạnh phúc hơn. Trong tình yêu và hôn nhân, sự tự do, tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau là yếu tố then chốt để xây dựng một cuộc sống viên mãn.
Như vậy, hôn nhân không chỉ là sự sắp đặt của cha mẹ mà còn là lựa chọn và quyết định của chính bản thân mỗi người. Việc xây dựng một cuộc sống hạnh phúc nên bắt nguồn từ tình yêu và sự thấu hiểu, chứ không chỉ từ những định kiến hay mong mỏi của người khác.
Tình mẫu tử và tình phụ tử là những tình yêu vô cùng thiêng liêng và quý giá , nhưng lại có những kẻ lại nhờ đến cái việc được cha mẹ nuôi chiều quá mức nên giờ chỉ bám bố mẹ . Đã có 1 câu nói thể hiện lời nói này như "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" . Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này nha !
Qua câu nói này dùng để phán ánh về những người con chỉ biết ỷ bám vào cha mẹ của mình . Không tự lực , không tự sức của mình để hình thành lên sự thành công mà chỉ ỷ bám vào cha mẹ . Họ chẳng thể làm gì chỉ có việc dự bám vào ba mẹ , để ba mẹ nuôi hết nửa cuộc đời của mình rồi cuộc đời còn lại chỉ dám ăn xin hay làm người vô gia cư ở những bên viả hè . Theo tôi đây là 1 vấn đề xấu , các con cái trong gia đình không nên học theo . Vì nếu như bạn chỉ biết ăn bám bố mẹ , hay ba mẹ "đặt" bn ngồi chỗ nào thì bạn "ngồi" chỗ đấy đều là những tật xấu trong tương . Yr bám vào bố mẹ chẳng biết làm gì rồi chỉ thế chỉ có việc nhận lại thôi cũng không có lợi ích cho xã hội . Xã hội có nhiều con người như này thì cả 1 hệ tư tưởng như này chẳng còn gì gọi là kinh tế hiện đại , kinh tế càng ngày càng đi xuống . Không ai mà bám bố mẹ là không đứng dậy tự đi theo con đường của mình được . Việc này sẽ trở thành 1 tật xấu rồi tật xấu này còn được lây lan thì cuộc sống của những con người đó sẽ đi vào khốn khó đầy thử thách hơn những người bình thường vì họ chẳng làm được gì cả . Hay có nhiều bố mẹ lại sắp đặt con mình cưới với người khác , gia đình của những người đấy giàu sang hơn nên họ sẽ đồng ý hay thậm chí là ép gả đi . Những đứa con đấy có cuộc sống đau khổ như nào thì bố mẹ của họ chẳng quan tâm , họ chỉ quan tâm vào tiền bạc khi gả con đi . Cha mẹ đặt con cưới người này nên con phải làm theo nên nhiều gia đình hay cuộc sống hôn nhân đi vào đổ vỡ .
Chẳng hạn chí sĩ Lương Văn Can thời trẻ được cha mẹ cưới cho vợ là cô Lê Thị Lễ, buôn bán ở Hà Nội, dù “đôi trẻ” chưa gặp mặt. Sau khi thành gia thất, hai người đã chung sống với nhau thật hạnh phúc và cùng chịu đựng, vượt qua bao gian nan do thời cuộc đưa đến. Ngược lại do cưới nhau theo ý ba mẹ nên cũng có kẻ thở ngắn than dài: “Người ta sang sông, em cũng sang sông/ Người ta sang sông thành được vợ chồng/ Em sang không rồi lại xách nón về không/ Trước là thẹn thùng với bầu bạn, sau luống công ông chèo đò”.
Câu nói này đang khẳng định sự giáo dục của cha mẹ dành cho con cái hay để nói lên được sự phản ánh của xã hội vì cha mẹ chỉ biết "đặt con ngồi im đấy" và chẳng cho con cơ hội tìm hiểu sâu về cuộc sống tương lai .