Dư Trương Thành Nhân

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Dư Trương Thành Nhân
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu1: Văn bản "Cái Đẹp Trong Truyện Ngắn 'Muối Của Rừng' Của Nguyễn Huy Thiệp" thể hiện một phân tích sâu sắc và tinh tế về giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. Tính thuyết phục của văn bản nằm ở việc tác giả không chỉ miêu tả mà còn đưa ra những lập luận chặt chẽ, dựa trên các chi tiết cụ thể trong truyện ngắn. Tác giả phân tích các yếu tố như cảnh quan thiên nhiên, hình ảnh nhân vật, và các triết lý ẩn chứa, từ đó khẳng định rằng cái đẹp trong truyện không chỉ là những hình ảnh lãng mạn mà còn là những giá trị nhân văn sâu sắc, tác giả đã liên hệ giữa thiên nhiên và con người, sử dụng cảnh vật để phản ánh trạng thái tâm lý và cảm xúc, tạo nên sự đồng điệu và hài hòa, văn bản cũng nhấn mạnh vai trò của văn chương trong việc bảo tồn và truyền tải những giá trị đẹp đẽ, khiến độc giả không chỉ nhận ra mà còn trân trọng cái đẹp trong cuộc sống, văn bản thuyết phục người đọc bằng cách kết hợp giữa sự phân tích chi tiết và những lập luận logic, giúp người đọc hiểu sâu hơn về cái đẹp trong "Muối Của Rừng" và giá trị mà văn chương mang lại.

 

1: Luận đề của văn bản là nghị luận phân tích cái đẹp, tôn vinh cái đẹp trong tác phẩm "Muối của rừng của tác giả Nguyễn Huy Thiệp".

2: Một vài câu thể hiện rõ tính khẳng định trong văn bản trên là. 

- Chỉ cần ba câu ngắn gọn, người kể chuyện đã gợi cho người đọc một không gian rất gần gũi, thân thuộc với con người. 

- Vẻ đẹp trong tâm hồn ông Diểu xét cho cùng cũng là vẻ đẹp trong tâm hồn của người kể chuyện. 

- Đó cũng là ý nghĩa vẻ đẹp trong truyện ngắn "Muối của rừng". 

3: Trong văn bản: "cái đẹp trong truyện ngắn Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp", tác giả đã cho chúng ta thấy mỗi quan hệ chặt chẽ giữa nội dung và nhan đề của văn bản, nhan đề gợi lên cho chúng ta về cái đẹp trong tác phẩm muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp, còn nội dung lại giúp làm rõ về cái đẹp đã nêu ở nhan đề, cả hai đã tương trợ nhau, hỗ trợ nhau giúp làm nổi bật lên ý nghĩa và giá trị mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc và người nghe. 

4: Biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn trên là liệt kê ra các chi tiết như: chim xanh, gà rừng, khỉ, hang động, sự tĩnh lặng của rừng xanh, sự quấn quít của ba con khỉ, tiếng súng săn dữ dội, tiếng kêu buồn thảm của khỉ đực, tiếng rú kinh hoàng của khỉ con. Biện pháp tu từ đã làm tăng thêm tính sinh động hấp dẫn cho câu văn, giúp làm nổi bật sự phong phú đa dạng của thiên nhiên, nhấn mạnh sự tương phản tạo ra cảm xúc mạnh mẽ cho người đọc, làm cho văn bản trở nên sâu sắc và giàu tính biểu cảm hơn. Qua đó thể hiện phần nào về sự thức tĩnh của ông Diểu.

5: Thông qua văn bản chúng ta có thể thấy rõ quan điểm về cái đẹp của tác giả là một cái đẹp đa chiều và sâu sắc, cái đẹp không chỉ nằm ở bề ngoài mà còn chất chứa, ẩn sâu bên trong từng chi tiết, từng nhân vật, từng tình huống truyện. Qua đó cho chúng ta thấy rõ mục đích khám phá và tôn vinh cái đẹp của tác giả trong tác phẩm "muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp".