Lê Hà Phương
Giới thiệu về bản thân
Tam đại con gà là truyện cười có kết cấu ngắn gọn, mục đích chủ yếu lên án phê phán thói giấu dốt của anh thầy đồ. Bằng nghệ thuật tạo tình huống truyện tài tình, hấp dẫn đã giúp người đọc bật ra tiếng cười thật tự nhiên sảng khoái, mà cũng thật nhiều ý nghĩa.
Mở đầu tác phẩm tình huống gây cười đã được bộc lộ: Xưa có anh học trò học hành dốt nát, những trò đời xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Ngay trong bản thân anh thầy đồ đã chứa đựng mẫu thuẫn giữa hình thức với nội dung: nội dung dốt nát, kém cỏi nhưng lại hình thức lại khoe mẽ, luôn cho mình là giỏi giang.
Với thói khoe mẽ ấy anh ta cũng lấy được lòng tin của một người nông dân, người này đã mời anh về nhà dạy chữ cho con. Bản thân vốn dốt nát kém cỏi, nhưng khi được mời anh ta nhận lời đi ngay, và hệ quả tất yếu anh ta sẽ phải đối mặt với nhiều câu hỏi, nhiều tình huống xảy ra trong quá trình dạy. Bài học Tam thiên tự với chữ kê nhiều nét, khó đọc đã làm khó anh ta. Lúc bấy giờ anh ta cuống cuồng trước lời hỏi của các trò, bị đặt vào thế bí anh ta đành phát biểu bừa: Dủ dỉ là con dù dì. Điều hài hước là ở chỗ: thầy đi dạy chữ người khác nhưng những chữ tối thiểu thầy cũng không biết, đã vậy lại còn giấu dốt, nói bừa cho trò.
Mặc dù nói ra như vậy nhưng thầy vẫn hết sức thấp thỏm, lo âu, thầy đã trấn an mình bằng cách cầu khẩn đến thần linh, và dường như thổ địa, thần linh cũng đứng về phía thầy đồ dốt nát, cho ba quẻ âm dương đều được ưng thuận. Đây là chi tiết dẫn dắt hợp lí, giúp cho câu chuyện tăng phần kịch tính. Khi khấn thổ công xong thầy vô cùng đắc chí, và yêu cầu học trò đọc thật to: thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Đồng thời ta cũng cần thấy rằng thầy tỏ ra hết sức khôn ngoan và thận trọng, trước khi xin quẻ thầy đã dặn lũ trẻ đọc bé bé, vì sợ sai: thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ. Như vậy, ở tình huống này, thầy đồ càng bộc lộ rõ nét hơn sự dốt nát và thói giấu dốt của mình.
Ta thấy cái dốt của người học trò thì không đáng cười mà đáng cười ở đây là đã dốt lại còn ra vẻ sĩ diện hão huyền cái giấu dốt mới là cái dáng cười. Như vậy, mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là mẫu thuẫn giữa cái dốt và sự giấu dốt. Thầy càng ra sức che đậy thì bản chất dốt nát càng phơi bày và thầy tự biến mình thành trò cười cho thiên hạ.
Trong toàn bộ câu chuyện, cái dốt của thầy đồ bị lộ dần ra khi lâm vào các tình huống khó xử nhưng thầy đã cố che giấu một cách phi lí. Vì thế, thầy càng che giấu thì bản chất dốt nát càng bị phơi bày. Cuối cùng, thầy đành tìm một lối thoát phi lí hơn. Nhưng thầy càng "lấp liếm" thì càng trở nên thảm hại vì ai cũng biết rằng đó chi là "lí sự cùn" chứ không phải là một cách chống chế thông minh có thể chấp nhận được. Ở đây, ta thấy có sự tăng tiến về mức độ phi lí trong hành động và lời nói của thầy đồ. Đó cũng là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong truyện cười dân gian.
Tam đại con gà phê phán thói giấu dốt một tật xấu có thật và khá phổ biến trong nội bộ nhân dân. Ý nghĩa phê phán của truyện toát lên từ hành động tức cười của một anh thầy đồ "dốt đặc cán mai" mà lại cố tình giấu dốt, nhưng càng cố tình che giấu thi sự dốt nát lại càng lộ ra. Anh học trò dốt nát đến thế mà lại cả gan đi làm thầy dạy trẻ thì tác hại quả là khôn lường.
Truyện cười này cùng nhiều truyện cười khác đã lật tẩy thực chất của không ít hạng "thầy đồ dốt" trong xã hội phong kiến ngày xưa. Và tất nhiên, truyện không chỉ mua vùi và phê phán thói giấu dốt của các thầy đồ mà nó còn nhắc nhở, cảnh tỉnh những ai không nhiều thì ít cũng mẳc phải căn bệnh ấy.
Qua truyện Tam đại con gà nhân dân muốn phê phán chê bai một tật xấu trong nội bộ nhân dân phê phán những người không chịu học hỏi mà lúc nào cũng tự cho ta đây là tài giỏi mặc dù không biết gì.Câu chuyện phê phán cao những kẻ dấu dốt không dũng cảm đối diện với cái dốt để mình tốt hơn.
Truyện Tam đại con gà là một câu chuyện hay và mang ý nghĩa phê phán sâu sắc. Phê phán thói dốt hay chơi chữ, dốt học làm sang của một bộ phận nhân dân, một tật xấu phổ biến. Nhắc nhở chúng ta không nên giấu dốt và khuyên mọi người phải không ngừng học hỏi, rèn luyện tri thức cho bản thân mình.
Nghĩa tường minh: Trong câu văn, cụm từ "dủ dỉ" được sử dụng để miêu tả con gà dược chủ nhân trong đoạn văn ghi nhận như một thành công, mô tả cụ thể.
Nghĩa hàm ẩn: Cụm từ "dủ dỉ" cũng có nghĩa hàm ẩn là sự miêu tả chủ nhân đoạn văn như một người dốt đẹp, bởi vì trong câu chuyện, thày giáo và thượng đế cũng không hiểu rõ ý nghĩa thật sự của từ "dủ dỉ".