Nguyễn Thu Anh
Giới thiệu về bản thân
Chắc mỗi người trong chúng ta đều có một người thầy giáo, cô giáo để yêu quý, kính phục. Tôi cũng vậy, người cô giáo đã và đang để lại trong tôi nhiều sự yêu mến và kính phục nhất là cô giáo chủ nhiệm, không ai khác đó chính là cô giáo Hương-cô giáo chủ nhiệm lớp tôi.
Cô đến với chúng tôi thật dịu dàng, ân cần từ đầu năm lớp 6. Tôi vẫn nhớ như in dáng vể của cô khi bước lớp, giọng nói ấm áp: “Cô sẽ là chủ nhiệm lớp chúng ta” đã làm cho chúng tôi cảm thấy ấm lòng và đỡ xa lạ trong môi trường mới mẻ này.
Cô Hương là cô giáo chủ nhiệm của tôi – một cô giáo vất vả hơn các cô giáo khác. Đối với chúng tôi cô là người mẹ hiền thứ hai của mình, cô luôn lo lắng, quan tâm đến những đứa con- những đứa học trò bé bỏng của mình. Chẳng phải chúng tôi sinh tuổi hổ (chúa sơn lâm) hay không mà đứa nào đứa nấy cũng nghịch ngợm mất trật tự kinh khủng. Có vẻ như đứa nào cũng muốn khẳng định tiếng gầm dũng mãnh của mình nên nói chuyện như chợ vỡ làm cô phải nhức đầu vì kỉ luật của lớp.
Cô cũng hơn 40 rồi – ở độ tuổi này cũng đâu còn khỏe mạnh gì nữa, vậy mà ngày nào cũng như ngày nào cô cũng đều lên lớp dù có tiết hay không có tiết để theo dõi tình hình của lớp. Để rồi khi lớp có bạn đi học muộn, có bạn chưa học bài hay bị ghi sổ đầu bài thì cô rất là lo lắng, cô lo lắng vì một phần là ảnh hưởng đến thi đua của lớp nhưng quan trọng hơn cả là ảnh hưởng đến xếp loại hạnh kiểm cuối năm của các bạn.
Cô lo lắng, cô buồn, và có lúc cô giận cô mắng cả lớp làm tôi thấy sợ nhưng rồi lại thấy thương cô nhiều hơn. Nhiều bạn bảo cô khó tính và ghê gớm, cô rất nghiêm khắc với học sinh nhưng các bạn đâu biết những lúc đó cô buồn như thế nào! Các bạn cứ tưởng chỉ ảnh hưởng đến thi đua của lớp nhưng cáo ai biết rằng đằng sau đó là cô đang xấu hổ như thế nào khi lớp mình chủ nhiệm bị các cô giáo khác phê bình. Có lần cô nói với cả lớp tôi cũng thấy xấu hổ thay cô.
Lớp chúng tôi rất nghịch và lười thế mà cô luôn sẵn lòng vì lớp. Lớp hư cô muốn đưa ra các hình phạt nhưng cô thương học sinh nên những hình phạt của cô tưởng là nặng nhưng hóa ra là nhẹ, nhưng cũng vì sự nhân nhượng và lòng độ lượng của cô đã khiến lớp tôi hiểu ra và tất cả đều cố gắng hơn để đưa lớp đi lên.
Không chỉ có thế mà tôi lại càng yêu quí cô hơn qua những tiết học của cô. Cô là một giáo viên giỏi. Cô truyền cho chúng tôi những bài học bổ ích, những bài toán hay lí thú, những kiến thức nâng cao đặc biệt hay. Có lẽ tình thương học trò càng làm tôi yêu quí cô hơn và càng kính trọng cô nhiều hơn. Cô cho bài tập về nhà rõ một núi như vậy nhưng hôm sau cô tạo cơ hội cho các bạn trung bình làm bài dễ còn các bạn khá giỏi thì làm bài khó hơn một chút. Có thể giờ toán của cô hơi nặng nhọc một chút, nó không được vui vẻ như giờ anh, giờ văn nhưng với tôi nó thật nhiều ý nghĩa.
Có thể cô Hương chưa phải là một cô giáo chủ nhiệm tâm lí nhất nhưng tôi chỉ dám chắc một điều rằng không cô giáo nào thương yêu học sinh của mình nhiều như cô. Cô ơi chúng em hứa sẽ ngoan hơn, sẽ biết hiểu cô hơn để cô bớt lo lắng để cô được vui vẻ, sao cho sau này khi nhắc đến chúng em cô sẽ cảm thấy và tự hào. Và chúng em cũng vậy sau này chắc ai cũng cảm thấy tự hào khi có một người mẹ thứ 2 của mình như cô.
Chắc mỗi người trong chúng ta đều có một người thầy giáo, cô giáo để yêu quý, kính phục. Tôi cũng vậy, người cô giáo đã và đang để lại trong tôi nhiều sự yêu mến và kính phục nhất là cô giáo chủ nhiệm, không ai khác đó chính là cô giáo Hương-cô giáo chủ nhiệm lớp tôi.
Cô đến với chúng tôi thật dịu dàng, ân cần từ đầu năm lớp 6. Tôi vẫn nhớ như in dáng vể của cô khi bước lớp, giọng nói ấm áp: “Cô sẽ là chủ nhiệm lớp chúng ta” đã làm cho chúng tôi cảm thấy ấm lòng và đỡ xa lạ trong môi trường mới mẻ này.
Cô Hương là cô giáo chủ nhiệm của tôi – một cô giáo vất vả hơn các cô giáo khác. Đối với chúng tôi cô là người mẹ hiền thứ hai của mình, cô luôn lo lắng, quan tâm đến những đứa con- những đứa học trò bé bỏng của mình. Chẳng phải chúng tôi sinh tuổi hổ (chúa sơn lâm) hay không mà đứa nào đứa nấy cũng nghịch ngợm mất trật tự kinh khủng. Có vẻ như đứa nào cũng muốn khẳng định tiếng gầm dũng mãnh của mình nên nói chuyện như chợ vỡ làm cô phải nhức đầu vì kỉ luật của lớp.
Cô cũng hơn 40 rồi – ở độ tuổi này cũng đâu còn khỏe mạnh gì nữa, vậy mà ngày nào cũng như ngày nào cô cũng đều lên lớp dù có tiết hay không có tiết để theo dõi tình hình của lớp. Để rồi khi lớp có bạn đi học muộn, có bạn chưa học bài hay bị ghi sổ đầu bài thì cô rất là lo lắng, cô lo lắng vì một phần là ảnh hưởng đến thi đua của lớp nhưng quan trọng hơn cả là ảnh hưởng đến xếp loại hạnh kiểm cuối năm của các bạn.
Cô lo lắng, cô buồn, và có lúc cô giận cô mắng cả lớp làm tôi thấy sợ nhưng rồi lại thấy thương cô nhiều hơn. Nhiều bạn bảo cô khó tính và ghê gớm, cô rất nghiêm khắc với học sinh nhưng các bạn đâu biết những lúc đó cô buồn như thế nào! Các bạn cứ tưởng chỉ ảnh hưởng đến thi đua của lớp nhưng cáo ai biết rằng đằng sau đó là cô đang xấu hổ như thế nào khi lớp mình chủ nhiệm bị các cô giáo khác phê bình. Có lần cô nói với cả lớp tôi cũng thấy xấu hổ thay cô.
Lớp chúng tôi rất nghịch và lười thế mà cô luôn sẵn lòng vì lớp. Lớp hư cô muốn đưa ra các hình phạt nhưng cô thương học sinh nên những hình phạt của cô tưởng là nặng nhưng hóa ra là nhẹ, nhưng cũng vì sự nhân nhượng và lòng độ lượng của cô đã khiến lớp tôi hiểu ra và tất cả đều cố gắng hơn để đưa lớp đi lên.
Không chỉ có thế mà tôi lại càng yêu quí cô hơn qua những tiết học của cô. Cô là một giáo viên giỏi. Cô truyền cho chúng tôi những bài học bổ ích, những bài toán hay lí thú, những kiến thức nâng cao đặc biệt hay. Có lẽ tình thương học trò càng làm tôi yêu quí cô hơn và càng kính trọng cô nhiều hơn. Cô cho bài tập về nhà rõ một núi như vậy nhưng hôm sau cô tạo cơ hội cho các bạn trung bình làm bài dễ còn các bạn khá giỏi thì làm bài khó hơn một chút. Có thể giờ toán của cô hơi nặng nhọc một chút, nó không được vui vẻ như giờ anh, giờ văn nhưng với tôi nó thật nhiều ý nghĩa.
Có thể cô Hương chưa phải là một cô giáo chủ nhiệm tâm lí nhất nhưng tôi chỉ dám chắc một điều rằng không cô giáo nào thương yêu học sinh của mình nhiều như cô. Cô ơi chúng em hứa sẽ ngoan hơn, sẽ biết hiểu cô hơn để cô bớt lo lắng để cô được vui vẻ, sao cho sau này khi nhắc đến chúng em cô sẽ cảm thấy và tự hào. Và chúng em cũng vậy sau này chắc ai cũng cảm thấy tự hào khi có một người mẹ thứ 2 của mình như cô.
"Bác ngồi đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ, đậm đà"
Mỗi người con đất việt, yêu quê hương, yêu Tổ Quốc, mỗi lần ngắm nhìn bóng hình đất nước đều thấy dáng hình vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta - chủ tịch Hồ Chí Minh
Năm 1911 nơi cảng Nhà Rồng người đã ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba 30 năm trời mới quay lại đất mẹ yêu thương. Từ ấy, người cùng nhân dân làm cách mạng, dẫn dắt cả dân tộc tìm đến với con đường tự do. Cả cuộc đời người vì dân vì nước, ngay cả đến lúc ra đi vẫn không ngôn nguôi niềm lo lắng
Yêu nước như Bác, được mấy người? Từ mùa hoa năm ấy người từ biệt quê hương, rũ bỏ đằng sau mọi những tình cảm cá nhân, từ bỏ gia đình, từ bỏ bạn bè, từ bỏ người yêu cất bước ra đi. Tình yêu nước đã rộng lớn bao trùm lên mọi tình yêu cá nhân riêng tư. Và tình yêu ấy lớn đến nỗi trở thành động lực khiến bác không bỏ cuộc trong những ngày làm thuê, học thêm vất vả, những giờ tăng ca, những ngày cơm đói, dù làm nghề gì, dù khó khăn đến đâu vẫn cần mẫn làm, cần mẫn học. Vì Bác biết chỉ có nỗ lực hết sức mới có thể tìm được con đường giải phóng dân tộc. Ngày trở về, Bác đã cúi xuống hôn đất mẹ yêu thương, rồi từ đây đánh dấu quãng đời làm cách mạng. Một đất nước đi ra từ đói nghèo, lạc hậu, để làm được cạc mạng khó khăn đến đâu. Người vẫn không hề bỏ cuộc, kiên nhẫn, trường kì dẫn dắt nhân dân đi qua bao mùa chiến dịch. Bác dạy "trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi". Yêu quê hương nâng lên thành yêu con người quê hương chân chất, thật thà, yêu thiên nhiên quê hương rừng vàng biển bạc. Nhà thơ Tố Hữu đã nhận xét bằng một câu "nâng niu tất cả chỉ quên mình". Người lo cho các cụ già như mẹ cha của mình, quan tâm các chú, các bác như anh em của mình, chăm chút cho các cháu nhi đồng như các con của mình. Vậy nên, mãi mãi:
Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
Mãi mãi trong lồng ngực mỗi người con xứ An Nam, một quả tim lớn mang dáng hình người lặng thầm từng ngày, từng tháng bên bàn làm việc với cây chì đỏ "vạch đường đi từng bước từng giờ". Cả cuộc đời người chưa một giây ngơi nghỉ. Đến lúc mất người vẫn nặng lòng với miền Nam. Bác hỏi cô du kích miền Nam "Trong ấy bây giờ thế nào rồi", Bác khuyến khích các cô các chú dũng cảm đánh giặc đừng lo cho Bác, mặc dù lúc ấy Bác đã yếu lắm rồi. Ngày Người ra đi, toàn dân Việt nam khóc, dân quốc tế cũng khóc, trời cũng khóc. Người không ra đi, người chỉ hóa thân vào đất nước, cùng anh em chiến đấu trong tinh thần.
Với một tầm vóc vĩ đại, dưới cương vị chủ tịch nước như Hồ Chí Minh sống thật giản dị. Ngôi nhà sàn, vài khóm dâm bụt, và cây vạn tuế,... như sống giữa thuần hậu quê hương. Hàng ngày bữa cơm canh rau đạm bạc. Bác không sống theo lối nhà tu hành mộ đạo khắc khổ. Người chỉ sống cho hợp với hoàn cảnh, với tinh thần của sự phát triển đất nước.
Trái tim của người, sự uyên bác của người, tình yêu của người, phẩm chất của người đã tạo nên một bức tượng đài vĩ đại có lẽ không chỉ trong lòng những người dân Việt Nam mà còn trong cả trái tim những người dân quốc tế chuộng hòa bình. Người ra đi nhưng còn mãi trong tim ta những lời người đã dạy:
"Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải giữ lấy nước"
Hậu chiến vẫn luôn là một đề tài quen thuộc trong nền văn học Việt Nam. Đào sâu vào những nỗi đau, mất mát kể từ ngày đất nước thống nhất, tác giả Huỳnh Như Phương đã viết nên tác phẩm "Người ngồi đợi trước hiên nhà". Văn bản đã đem đến cho em những rung cảm, suy tư về sự hi sinh thầm lặng của những người phụ nữ mà nổi bật là hình ảnh dì Bảy.
Tác phẩm được kể qua điểm nhìn của nhân vật "tôi" về nhân vật dì Bảy. Câu chuyện của vợ chồng dì Bảy ẩn chứa đầy những đau thương, mất mát do chiến tranh để lại. Có thể nói, dì Bảy là một người phụ nữ rất đỗi chung thủy, sắt son. Kể từ ngày dượng Bảy xa nhà đi chiến đấu, dì luôn cầu nguyện cho dượng được bình an trở về. Dì không màng đến hạnh phúc của bản thân, chấp nhận hi sinh để chồng an tâm làm nhiệm vụ. Mặc dù ở nhà có người ngỏ ý nhưng dì kiên quyết không chấp nhận, luôn có niềm tin sẽ có ngày dượng trở về "Suốt 20 năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về". Không những thế, dì vẫn luôn giữ thói quen ngồi trước hiên nhà nhìn ra con ngõ, "nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân". Có lẽ, trong dáng ngồi thầm lặng với ánh mắt xa xăm ấy là cả một sự buồn tủi, ngóng trông, xen lẫn những niềm hi vọng le lói. Và người đàn bà ấy vẫn một lòng trung trinh, "thủ tiết" đến hết đời. Ngay cả khi biết tin dượng Bảy qua đời, dì vẫn quyết định không tiến thêm bước nữa. Dì lầm lũi một mình, chăm mẹ già yếu trong ngôi nhà, "tiếp tục những bữa cơm vắng lặng như mười mấy năm trước. Và mỗi buổi chiều muộn, dì lại ra ngồi trước hiên nhà nhìn con đường kéo dài như nỗi chờ mong trong vô vọng". Hòa bình lập lại đồng nghĩa với cuộc sống vui tươi sẽ trở về. Ấy vậy mà, ở đâu đó giữa thế gian này vẫn còn một người đàn bà như dì Bảy. Dì vẫn đang ấp ôm những kỉ niệm xưa cũ với người chồng đã chết, vẫn lẻ loi, lủi thủi giữa cõi đời. Hình ảnh người đàn bà thầm lặng ấy khiến ai nấy đều phải thương cảm, xót xa.
Có thể nói, văn bản đã phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh và ca ngợi những người phụ nữ như dì Bảy. Đối với em, những người phụ nữ như dì Bảy rất đáng được trân trọng, tôn vinh. Dì Bảy đã nhận phần thiệt về mình, sống một cuộc đời cô quạnh, lặng thinh. Và biết bao người phụ nữ như dì Bảy, những người mẹ, người vợ Việt Nam Anh hùng vẫn đang hàng ngày mong nhớ chồng, con. Họ phải nếm trải nỗi đau của sự li tán và gặm nhấm chúng cho tới lúc chết. Hòa bình, độc lập ngày hôm nay nhờ vào một phần công lao rất lớn của họ. Chính vì vậy, là một học sinh, em nhận thấy mình cần phải biết ơn, tôn trọng những người phụ nữ như thế. Đồng thời, học tập theo những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của họ. Bởi họ chính là biểu tượng cho vẻ đẹp phụ nữ, con người Việt Nam.
Với ngòi bút tinh tế, tác giả Huỳnh Như Phương đã để lại cho em niềm cảm thương, rung động sâu sắc với số phận của nhân vật dì Bảy. Sự hi sinh cao cả cùng tấm lòng thủy chung, son sắt của nhân vật sẽ luôn là điểm sáng để độc giả yêu mến, noi theo.