Nguyễn Minh Phương

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Minh Phương
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

                                                                         Bài làm

    Trong cuộc sống, sẽ có lúc con người phải đưa ra các lựa chọn, quyết định của riêng mình. Những lựa chọn, quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của ta. Vì vậy phải nhgĩ cho kĩ càng, đưa ra quyết định và có chính kiến không phải là dễ. Nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn " Đẽo cày giữa đường " là điển hình. Đó là một người không có chính kiến, có năm lần bảy lượt để rồi nhận được bài học cho bản thân thì đã quá muộn.

   Người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn " Đẽo cày giữa đường " cũng có đức tính tốt đẹp. Anh biết lựa chọn công việc phù hợp với bản thân và dốc hết vốn liếng trong nhà để làm nghề đẽo cày. Anh cũng có tay nghề và có y chí làm ăn và chí tiến thủ , có sự hy vọng thành đạt sau này. Ở đây ta thấy hai đặc điểm tốt của người thợ mộc: Anh là người có tay nghề, có ý chí và biết lựa chọn công việc phù hợp là đẽo cày.

   Tuy nhiên, dù anh đã có quyết dịnh từ trước nhưng năm lần bảy lượt, anh lại nghe theo lời góp ý của người đi đường mà không suy nghĩ. Tài sản của anh vì thiếu tính toán mà vốn liếng đi đời nhà ma, khi anh đã hiểu cả tin người là dại thì đã quá muộn. Người thợ mộc trong truyện dù muốn làm giàu nhưng lạ thiếu kiến thức, hiểu biết và không có chính kiến cho bản thân, lại nghe theo lời người khác mà không tự mình, kiên trì làm nên mà nhận kết quả xấu thảm hại.

   Từ câu truyện " Đẽo cày giữa đường " cho chúng ta thấy một người ngốc nghếch, thiếu hiểu biết, kiến thức, dễ thay đổi suy nhgĩ khi nghe theo lời góp ý của người khác mà nhận kết quả thảm hại. Cũng như đem đến lời khuyên cho chúng ta rằng cần lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn và phải biết kiên trì, tự mình làm nên.

Từ bài thơ " Mùa xuân chín" của nhà thơ Hàn Mạc Tử, bức thông điệp mà em thấy ý nghĩa nhất là hình ảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống ở quê hương. Vì trong bài thơ,tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa ở câu thơ: " Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi/ Hổn hển như lời của nước mây đề miêu tả âm thanh trong trẻo khi mùa xuân tới. Tác giả cũng thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, nỗi tiếc nuối khôn nguôi khi mùa xuân đã trôi qua chỉ còn trong kí ức.

                                            

Nhan đề mùa xuân gợi liên tưởng về mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Bài thơ cũng để lại trong nhà thơ nỗi tiếc nuối khôn nguôi khi mùa xuân tươi đẹp đang trôi qua

                                                                        Bài làm

  Trong những tác phẩm tiểu thuyết mà em đã học thì nhan vật Võ Tòng trong đoạn trích " Người đàn ông cô độc giữa rừng " của nhà văn Đoàn Giỏi mà em ấn tượng nhất.

   Nhân vật Võ Tòng thì chú tên gì ,quê ở đâu cũng không rõ, Võ Tòng là tên mọi người gọi chú từ một sự tích trong truyện Tàu. Chú có hai hố mắt sâu hoắm và từ trong đáy hố sâu thâm đó, một cặp tròng mắt trắng giã, long qua long lại sắc như dao; khuôn mặt chú có một hàng sẹo dài khủng khiếp chạy dài từ thái dương xuống cổ. Chú cởi trần , mặc chiếc quần ka-ki sáu túi nhưng coi bộ đã lâu không giặt, bên hông đeo lủng lẳng lưỡi lê.

   Ngày xưa , chú là một chàng trai hiền lành, ở tận một vùng xa lắm, chú cũng có gia đình đàng hoàng như ai. Vợ chú là người đàn bà xinh xắn, lúc chửa đứa con đầu lòng thì cứ kêu thèm ăn măng,quý vợ rất mực nên chú bèn liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về qua ngang bờ nhà tên địa chủ, tên này bắt chú bỏ mụt măng xuống và vu cho chú lấy trộm măng tre nhà hắn. Chú cãi lại, nhưng tên địa chủ quyền thế ấy cứ vung ba toong lên đầu chú. Lưỡi dao trên tay chú không cho phép tên đó giơ tay đánh lên đầu chú lần thứ hai. Nhát dao chém trả vào mặt đã gí tên địa chủ bóc lột và hống hách nằm gục xuống vũng máu. Chú không trốn chạy mà tự đến nhà việc nộp mình. Mười năm sau, chú trở về thì nghe tin vợ đã trở thành vợ nhỏ của tên địa chủ, con trai độc nhất vô nhị mà chú chưa biết mặt đã chết từ khi chú ngồi trong khám lạnh. Mọi người đều ghét tên địa chủ hống hách đó và chờ đợi cuộc trả thù đẫm máu, nhưng không họ đã thất vọng. Chú chỉ kêu trời một tiếng và cười nhạt, bỏ vào rừng bằng chiếc xuồng nát, sống đơn độc một mình giữa rừng U Minh, đấu tay đôi với hổ, giết giặc Pháp bằng dao găm hoặc nỏ.

   Có thể thấy chú Võ Tòng là một người hiền lành, chính trực, ghét cái ác, sống cô độc nơi rùng sâu, dũng cảm,  gan dạ, có sức khẻo phi thường; cuộc đời gian trân, éo le và ngôn ngữ đậm chất của người Nam Bộ.

    Nhân vật Võ Tòng là một người hiền lành, chính trực, có suy nghĩ chín chắn, sâu sắc của người từng trải, hiểu biết. Dù chú có ngoại hình kì dị, khác thường, dữ dằn nhưng có tính cách hiền lành, bộc bực, thương người và có lòng tốt; cũng như tượng trưng cho vẻ đẹp, nếp sống sinh hoạt, tính cách, ý chí của con người Nam Bộ.

Câu 9 : a) Trạng ngữ trong câu thứ hai miêu tả rõ hơn đặc điểm của gian phòng ( chan hòa ánh sáng )

b) Vị ngữ trong câu thứ hai nhấn mạnh hơn về đặc điểm ( rất đẹp ) bức tranh tĩnh vật của họa sĩ Nguyễn Thừa Bản.

Câu 10: Qua câu truyện trên , em thấy đuọc sự xúc động, trân quý, kính trọng của các học sinh dành cho thầy bản vì sự tỉ mỉ, cẩn trọng khi thầy vẽ tranh và những buồn thương trong cuộc đời thầy đã trải qua