Lương Khang Thịnh
Giới thiệu về bản thân
Truyền thuyết Thánh Gióng nằm trong hệ thống các truyền thuyết thời kì Hùng Vương, nói về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong truyền thuyết nổi bật lên là hình tượng người anh hùng Thánh Gióng với sức mạnh vô địch, kiên cường, anh dũng là đại diện tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh quật khởi của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm xâm lược.
Là một người anh hùng với sức mạnh phi thường bởi vậy sự ra đời của Thánh Gióng cũng thật khác thường, không phải được mẹ mang thai chín tháng mười ngày mà Gióng được mẹ sinh sau một lần ướm thử vào vết chân lạ, mang thai đến mươi hai tháng sau mới hạ sinh Gióng. Không dừng lại ở đó, Gióng sinh ra khôi ngôi, tuấn tú nhưng đã lên ba mà vẫn đặt đâu ngồi đó, không biết nói cũng chẳng biết cười. Có lẽ đây chính là dấu hiệu của một con người phi thường. Tiếng nói đầu tiên của Gióng cho thấy ý thức và trách nhiệm của một công dân trước vận mệnh dân tộc ấy là tiếng nói đòi đi đánh giặc.
Qua tiếng nói của Gióng các tác giả dân gian đồng thời gửi gắm tinh thần ý thức đánh giặc, cứu nước của dân tộc ta. Thánh Gióng ăn không biết no, quần áo vừa mặc xong đã chật, gia đình Gióng không còn đủ sức nuôi con, bởi vậy, bà con hàng xóm đã góp gạo cùng gia đình Gióng để nuôi lớn cậu bé. Gióng lớn lên bằng sức mạnh, bằng tình yêu thương và sự đoàn kết của dân làng. Đó cũng chính yếu tố làm nên sức mạnh phi thường của Gióng. Sức mạnh của Gióng là sự tổng hợp sức mạnh của dân tộc ta.
Thế giặc ngày càng mạnh, khi giặc đến gần, Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ oai phong, lẫm liệt, Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt và nhảy lên mình ngựa phi đến chỗ giặc. Với sức mạnh phi thường của mình Gióng đã đánh dẹp hết lớp này đến lớp khác. Dù roi sắt gãy cũng không làm Gióng nản chí, Gióng nhổ ngay những bụi tre bên đường để đánh đuổi giặc. Trước sức mạnh Gióng, giặc hồn tan phách lạc, chẳng mấy chốc đã bị dẹp hết.
Người anh hùng Thánh Gióng đã làm nên chiến công thần kì, đem lại tự do, hòa bình cho dân tộc. Nhưng người anh hùng đó còn sáng ngời về nhân cách, không tham lam danh vọng bổng lộc, sau khi dẹp giặc Gióng bay về trời. Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện sự bất tử của Gióng trong lòng mọi người, Gióng về trời cũng là về cõi vô biên, bất tử mãi mãi trường tồn cùng đất nước, dân tộc.
Nhân vật được xây dựng bằng sự kết hợp giữa yếu tố thần kì và yếu tố anh hùng ca. Yếu tố thần kì được thể hiện ngay từ cách thụ thai, sự ra đời của Gióng, không chỉ vậy Gióng còn có sức mạnh kì diệu, lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ để đánh đuổi giặc xâm lược. Gióng còn là hình tượng mang đậm dấu ấn anh hùng với vẻ đẹp kì vĩ (sinh ra từ vết chân lớn, vươn mình thành tráng sĩ,…). Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố đó đã khái quát hóa, lí tưởng hóa hình tượng Gióng để Thánh Gióng trở thành biểu tượng bất tử cho lòng yêu nước, sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Thánh Gióng là một hình tượng đẹp đẽ của dân tộc ta. Qua hình tượng Thánh Gióng các tác giả dân gian đề cao truyền thống yêu nước bất khuất và sức mạnh của dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Khi làm bất cứ việc gì đi nữa, nếu không có lòng tin vào bản thân thì chúng ta chẳng thể nào thành công được. Câu nói này đã được người xưa chứng minh trong câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. Nhân vật anh thợ mộc đã để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm.
Trong truyện, nhân vật anh thợ mộc có tham vọng làm giàu, vậy nên lấy hết vốn liếng trong nhà đi mua gỗ về đẽo cày. Anh mở một cửa hàng ở ngay trên mặt đường, có rất nhiều người qua lại. Vậy nên không tránh khỏi người ta đến xem rồi đưa ra ý kiến về những sản phẩm. Anh làm theo hết các ý của mọi người, nhưng cuối cùng tất cả sản phẩm đều hỏng hết vì cái quá to cái lại quá bé.
Xét đến nhân vật anh thợ mộc, ta có thể thấy anh là người có ước mơ, có lý tưởng làm giàu. Khi mọi người góp ý, anh không bảo thủ và sẵn sàng lắng nghe. Có chí nhưng anh lại chẳng có chính kiến của riêng mình. Anh nghe theo lời của tất cả mọi người, nhưng lại không biết chọn lọc đưa ra cái xấu và cái tốt. Anh không nhận thấy cái cày được tạo ra không phải để hợp thẩm mỹ của những người nhận xét, mà là để mang ra ngoài đồng làm việc. Kết quả là tất cả gỗ đều bị phá hỏng, cái nhỏ quá không thể cho trâu mang, cái to quá con người không thể sử dụng được, tất cả gỗ đều hỏng hết và tiền của thì cũng theo đó không còn.
Anh thợ mộc vốn không phải là một người bảo thủ, tuy nhiên anh lại quá tin người và không có ý kiến của mình mới gây ra việc như vậy. Nếu anh sáng suốt và biết suy nghĩ, biết chọn lọc những lời hay ý đẹp thì kết cục có lẽ không quá tệ như vậy. Anh có đủ ý chí, đủ tham vọng nhưng lại thiếu đi hai yếu tố cần thiết là bản lĩnh và hiểu biết. Vậy nên, sự thất bại của anh chính là tấm gương cho những người có ý tưởng học hỏi. Chúng ta có thể thất bại, có thể không hợp ý người khác nhưng phải biết chọn lọc ý kiến và biết rút kinh nghiệm từ thất bại.
Cuộc đời chúng ta như câu chuyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường, công việc là quá trình đẽo cày và thành công là một chiếc cày hoàn hảo. Vậy nên, chúng ta phải có sự quyết tâm mới làm cho thành quả trở nên chính xác.
42
a, A= 5/4
b, B= 63/52
a, A= 3/5
b, B= -12
c, C= 1/14
d, D= -4
a. P= 71/35
b, Q= -113/20
a, A= 1
b, B= -1/8
a, x=1/10
b, x=18/5
c, x=-49/8
d, x= 413/160
a, x=-2/3
b, x=3/5
a, x= 411/50
b, x=43/10
c, x=41/35
d, x=951/364