Đỗ Huy Hoàng
Giới thiệu về bản thân
câu 1: Trong tác phẩm "Nhà nghèo", Tô Hoài đã khắc họa thành công hình ảnh bé gái trong gia đình nghèo khó. Bé gái này sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn nhưng vẫn giữ được sự lạc quan, vui vẻ. Em luôn cố gắng học tập, chăm sóc cho em trai và giúp đỡ cha mẹ việc nhà. Dù cuộc sống vất vả, nhưng em vẫn luôn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời. Điều này thể hiện qua nụ cười rạng rỡ trên môi em. Nụ cười ấy như ánh sáng le lói trong căn nhà nghèo khó, đem lại niêm tin và hy vọng cho mọi người. Ngoài ra, bé gái còn là một người rất hiểu thảo. Em luôn vâng lời cha mẹ, chăm sóc cho em trai và giúp đỡ cha mẹ việc nhà. Em hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với gia đình và luôn cố gắng hết sức để làm tròn bổn phận. Hình ảnh bé gái trong tác phẩm "Nhà nghèo" là một biểu tượng đẹp đế về tình yêu thương, sự kiên trì và ý chí vượt qua khó khăn. Em là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo, nhắc nhở chúng ta hãy luôn biết trân trọng những gì mình đang có và nỗ lực hết mình để đạt được ước mơ.
Câu 2. Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Vì thế đây là một vấn đề đáng được chúng ta quan tâm và bàn luận. Bạo lực gia đình có ở mỗi gia đình nó không phân biệt giàu nghèo, bạo lực giữa vợ chồng, bạo lực giữa cha mẹ và con cái, nếu một trong hai người có tính nóng nảy không nhường nhịn nhau trong một phút bất đồng thì bạo lực gia đình sẽ xảy ra.
Đây là một vấn đề khá nhạy cảm, vì họ cho rằng đây là chuyện riêng của gia đình cho nên người bị bạo lực thường không muốn tố cáo hoặc chống lại người bạo lực, vì thế tình trạng này càng lúc càng xảy ra nhiều và để lại nhiều hậu quả thương tiếc. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể họ chung sống với nhau không hạnh phúc, người chồng có tính vũ phu hay nóng nảy không giải quyết bằng lời nói mà muốn giải quyết bằng bạo lực. Họ không tìm thấy tiếng nói chung trong mọi việc dẫn đến bức xúc và không có cách giải quyết phù hợp. Hoặc họ cảm thấy việc xử lý bạo lực gia đình là chưa đủ nặng, dẫn đến họ mang trong mình một suy nghĩ mình cứ bạo hành không ai có thể xử lý mình được.
Như đã nói ở trên bạo lực gia đình để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho người bạo hành và bị bạo hành. Người bị bạo hành bị sang chấn tâm lý vì bị bạo hành trong một thời gian dài, họ sẽ cảm thấy sợ hãi, nhút nhát và không muốn chia sẻ cho một ai. Bị bạo hành trong thời gian dài họ có thể bị trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực và không muốn sống trên cuộc đời. Còn người bạo hành mặc dù họ không tổn thương nhiều về tình thần và cũng như thể xác nhưng một khi bị phát hiện thì pháp luật sẽ xử lý rất nặng, bản thân sẽ đánh mất người mình đã bạo hành họ. Theo thống kê cho biết, mỗi ngày ở nước ta cứ khoảng mười gia đình thì sẽ có một hai gia đình xảy ra bạo lực gia đình, sau những vụ bạo lực người bị bạo lực cảm thấy mình thật mong manh khi không có một ai bảo vệ, về lâu dài họ bị trầm cảm hoặc mang khuynh hướng sợ hãi và sống xa lánh với mọi người xung quanh. Sau những vụ bạo lực tổn thương tinh thần là rất lớn đi kèm với đó là thể xác, nhưng thể xác thì có thể lành theo thời gian còn tình thần sẽ rất khó để có thể chữa lành. Biện pháp để khắc phục tình trạng này là các chính quyền địa phương phải xử lý nặng những người bạo lực gia đình, xây dựng nhiều khung pháp lý xử lý nặng hơn những người bạo lực gia đình.
Gia đình, xã hội cần phải lên tiếng chống lại hành vi bạo lực gia đình có thế tình trạng này mới có thể giảm bớt. Bạo lực gia đình như là một kẻ phá hoại hạnh phúc, phá hoại yêu thương nếu chúng ta thực sự không tỉnh táo xử lý một cách đúng đắn. Nó luôn tồn tại và hiện hữu nếu một trong hai người không nhường nhịn nhau và tìm thấy tiếng nói chung.
Riêng bản thân, mặc dù chưa thực sự đủ lớn để hiểu hết về hôn nhân và gia đình, nhưng em sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ để mình có thể hiểu biết trong mọi tình huống và có cách ứng xử phù hợp. Em sẽ tham gia các đội tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình, góp phần làm giảm bớt tình trạng bạo lực và xây dựng nếp sống văn hóa văn minh.
câu 1: Thể loại: truyện ngắn
câu 2: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
câu 3: - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Khi anh gặp chị, thì đôi bên đã là cảnh xế muộn chợ chiều cả rồi, cũng dưãi mà lấy nhau tự nhiên." là so sánh. Tác giả đã so sánh việc anh Duyện gặp chị Duyên giống như cảnh xễ muộn chợ chiều, đã qua thời điểm đẹp nhất, còn sót lại chút dư âm.
câu 4: Nội dung chính của văn bản: kể về gia đình nghèo khổ của Duyện.
câu 5: Em ấn tượng với chi tiết "con bé giẫy chết rồi". Vì đây là chi tiết thể hiện sự đau đớn tột cùng của người cha khi chứng kiến đứa con thơ của mình đang sống bỗng dưng lìa đời. Chi tiết này gợi lên cho người đọc cảm giác xót xa, thương cảm và đồng thời cũng là lời nhắc nhở về tình phụ tử thiêng liêng, đáng quý.