Đỗ Anh Thư
Giới thiệu về bản thân
Cuộc sống của chúng ta đầy những biến cố và thử thách, và trong hành trình này, cảm xúc là một phần quan trọng không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có những cảm xúc tích cực, và đôi khi, chúng ta phải đối diện với những cảm xúc tiêu cực như tức giận, lo lắng, buồn bãi. Trong bài nghị luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự quan trọng của việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống.
Cảm xúc tiêu cực có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta. Nó đã được nhiều nghiên cứu liên kết với các vấn đề sức khỏe vật lý như căng thẳng, huyết áp cao, và cả vấn đề tinh thần như trầm cảm và lo âu. Việc giữ cho cảm xúc tiêu cực bị kiểm soát giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tình trạng tâm lý và tinh thần.
Cảm xúc tiêu cực có thể tác động tiêu cực đến mối quan hệ gia đình và xã hội của chúng ta. Khi chúng ta không kiểm soát được cảm xúc của mình, chúng có thể dẫn đến xung đột, tranh cãi trong gia đình và làm suy yếu mối quan hệ với bạn bè và đồng nghiệp. Ngược lại, việc học cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực có thể tạo ra môi trường ổn định và hài hòa trong mối quan hệ.
Sự ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực không chỉ giới hạn trong cuộc sống cá nhân, mà còn đối với hiệu suất làm việc. Khi chúng ta bị áp lực từ cảm xúc tiêu cực, khả năng tập trung và ra quyết định có thể bị suy giảm. Việc kiểm soát cảm xúc giúp tăng cường khả năng làm việc hiệu quả và đạt được thành công trong công việc.
Học cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực cũng là một phần quá trình phát triển cá nhân. Nó đòi hỏi sự nhận thức về bản thân, khả năng tự quản lý và sự kiên nhẫn. Việc phát triển kỹ năng này không chỉ giúp chúng ta tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn mà còn thúc đẩy sự trưởng thành và tự tin cá nhân.
Cuối cùng, việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực là một phần quan trọng trong việc xây dựng một cuộc sống hạnh phúc. Chúng ta không thể tránh khỏi những khó khăn và thách thức trong cuộc sống, nhưng chúng ta có thể quyết định cách chúng ta đối mặt và phản ứng với chúng. Việc tập trung vào kiểm soát cảm xúc giúp chúng ta thấy thế giới xung quanh tốt đẹp hơn và tận hưởng cuộc sống một cách tích cực.
Cuối cùng, việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực là một phần quan trọng trong việc xây dựng một cuộc sống hạnh phúc. Chúng ta không thể tránh khỏi những khó khăn và thách thức trong cuộc sống, nhưng chúng ta có thể quyết định cách chúng ta đối mặt và phản ứng với chúng. Việc tập trung vào kiểm soát cảm xúc giúp chúng ta thấy thế giới xung quanh tốt đẹp hơn và tận hưởng cuộc sống một cách tích cực.Tác gia Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa lớn, là anh dân tộc đã cống hiến hết mình cho đất nước ta. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều di sản có giá trị đặc biệt là trong nền văn học. Tác gia Nguyễn Trãi cũng góp phần làm phong phú nền văn học nước nhà qua nhiều tác phẩm nổi bật trong đó có bài thơ Thuật hứng đã thể hiện lối sống thanh nhàn của chính mình.
Chúng ta thường mong muốn bản thân mình có một cuộc sống thanh nhàn nhưng liệu chúng ta đã hiểu rõ ý nghĩa của lối sống này chưa? Lối sống thanh nhàn ở đây có nghĩa là lối sống giản dị mà thanh cao, coi thường mọi thị phi ngoài thiên hạ, hướng con người ta hòa hợp vào thiên nhiên. Tác gia Nguyễn Trãi cũng là một trong những người có lối sống ấy. Cũng nhờ đó mà ông đã sáng tác ra bài thơ Thuật hứng để thể hiện cho người thấy lối sống thanh nhà của ông như thế nào.
Công danh đã được hợp về nhànLành dữ âu chi thế nghị khen
Đối với mọi người thì chuyện công danh sự nghiệp luôn được ưu tiên hàng đầu. Ở thời ấy những nhà Nho mang trong mình tình yêu quê hương đất nước đều chăm chỉ học hành để cống hiến cho đất nước để đạt được công danh nhất định. Nhưng với Nguyễn Trãi lại khác, khi công danh của ông đang ở trên đỉnh cao thì ông lại muốn trút bỏ gánh nặng công danh để có một cuộc sống thanh nhàn. Việc tranh giành vinh hoa phú quý chỉ khiến ông cảm thấy mệt mỏi và nặng nề hơn. Nhiều người vì hai chữ “công danh” mà đã phải bán mạng để đổi lấy sự vinh hoa phú quý cũng như những lời xu nịnh của bọn nịnh thần. Cũng bởi những lời nịnh hót ấy mà cuộc sống của nhân dân lúc bấy giờ như chìm trong vũng bùn lầy, khổ không sao tả được. Để bản thân không xa đọa như bọn tiểu nhân chốn quan trường thì Nguyễn Trãi đã trở về quê nhà sau khi đã cống hiến tài năng của mình cho đất nước.
Ở nơi quê nhà thanh bình yên tĩnh ông đã có một cuộc sống như mơ ước, một cuộc sống thanh bình giản dị.
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Về quê thì ông đã làm những công việc bình dị như “vớt bèo”, “cấy muống”, “ương sen”. Khi nhìn vào những công việc này chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc không có vị quan nào mà lại làm những việc này cả. Nhưng lại có một Nguyễn Trãi mong muốn được hòa mình vào thiên nhiên và trở thành một não nông dân chính hiệu. Chỉ cần làm những công việc đơn giản như vậy thôi cũng đủ khiến nhà thơ thanh thản và mãn nguyện với cuộc sống không dính chút bụi trần.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Ở nơi không có người bầu bạn thì Nguyễn Trãi đã thả hồn vào thiên nhiên để bầu bạn cùng “phong” và “nguyệt”. Thiên nhiên như một người bạn tri kỉ đối với ông mà chỉ có những người yêu thiên nhiên mới cảm nhận được sự hoàn hảo của tình bạn này.
Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
Mặc dù đã trở về quê hương để ở ẩn nhưng Nguyễn Trãi vẫn luôn hướng về dân về nước. Khi nhân dân vẫn còn lầm than thì ông không thể nào ngồi yên mà hưởng sự thanh nhàn ấy được. Chúng ta đều biết rằng Nguyễn Trãi là một người vô cùng có trách nhiệm, luôn cố gắng tìm mọi cách để đất nước luôn được thái bình. Từ đáy lòng ông luôn đau đáu “một lòng trung lẫn hiếu”, thủy chung son sắt với dân với nước. Sự tiếc nuối lớn nhất của ông là khi chưa cống hiến được hết tài năng mà đã về hưởng thụ cuộc sống nhàn nhã.
Từ những lời thơ nhẹ nhàng mà sâu lắng của tác giả Nguyễn Trãi đã giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp thực sự của cuộc sống thanh nhàn là như thế nào. Sống thanh nhàn nhưng ông vẫn không quên được tình yêu quê hương đất nước. Qua bài thơ Thuật Hứng 24 này mà chúng ta cần học hỏi nhiều hơn về vị quan Nguyễn Trãi liêm khiết, chính trực. Chúng ta cần phải ý được được bản thân trong việc bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước để nước ta luôn được hòa bình và nhân dân có một cuộc sống tốt hơn.
Nguyễn Minh Châu là một cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kì sau năm 1875. Các tác phẩm của ông đều hướng đến phản ánh cuộc sống và số phận của con người sau ngày hậu chiến. Không chỉ có nội dung sâu sắc mà mỗi tác phẩm của Nguyễn Minh Châu còn để lại những bài học triết lí, những tuyên ngôn khiến cho người đọc phải suy ngẫm, chiêm nghiệm. Cũng có lẽ vì sự tài ba, tinh tế ấy mà Nguyễn Minh Châu được đánh giá là “Người mở đường tài ba và tinh anh” của công cuộc đổi mới văn học.
Truyện ngắn “Bức tranh” có thể được coi là tác phẩm mở đầu của quá trình chuyển hướng sáng tác văn học sang kiểu nhân vật tư tưởng của Nguyễn Minh Châu. Cũng giống như những tác phẩm của mình, truyện ngắn này cũng chứa đựng lời tuyên ngôn đầy tính nhân văn.
Truyện ngắn “ Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu là câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính, đó là người họa sĩ và anh chiến sĩ. Trong đó, chủ đạo là dòng suy nghĩ, hồi tưởng và cả sự trăn trở, đấu tranh tâm lí của người họa sĩ tài năng song cũng mang đầy những khiếm khuyết, hạn chế của con người. Theo dõi câu chuyện của người họa sĩ, chính những độc giả cũng nhận ra những hạn chế, những nhược điểm tất yếu của con người, nhận ra những góc tối bên trong cái vẻ hào nhoáng, sáng bóng bên ngoài.
Cùng xuất hiện với nhân vật người họa sĩ, anh chiến sĩ trong truyện ngắn này hiện lên với vẻ lặng lẽ, bình thản cùng tấm lòng cao thượng, vị tha. Khi bị người họa sĩ từ chối vẽ cho mình bức tranh truyền thần, anh ta không nói gì thêm mà chỉ “lẳng lặng đi xuống đồi”. Hay ngay cả khi biết người họa sĩ không mang bức tranh về cho mẹ của mình, khiến cho bà mẹ đáng thương ấy vì khóc thương con mà lòa cả đôi mắt. Anh ta cũng không một lời trách móc, vẫn tận tụy với công việc, cắt tóc cho người họa sĩ rất kĩ, nói chuyện với anh ta bằng những lời lẽ bình thản nhất. Ta có thể thấy, anh chiến sĩ là người giàu lòng độ lượng, vị tha. Người chiến sĩ ấy cũng là ánh sáng của lương tâm để người họa sĩ tự soi chiếu lại mình, kiểm điểm nghiêm túc những hành vi sai trái của mình.
Câu chuyện như một thông điệp muốn gửi đến độc giả: Hãy nhìn con người vào sâu bản chất bên trong, sự hào nhoáng bên ngoài đôi khi không phản ánh được những góc tối bên trong tâm hồn.
người họa sĩ
anh chiến sĩ
người đàn bà
anh thợ cắt tóc
CHUYỆN KỂ THEO NGÔI 1
a) Z = 20 ⇒ Cấu hình electron của nguyên tử R: 1s22s22p63s23p64s2.
b) - Nguyên tử R có Z = 20 nên nằm ở ô 20 trong bảng tuần hoàn.
- Nguyên tử R có 4 lớp electron nên thuộc chu kì 4.
- Nguyên tử R có 2 electron lớp ngoài cùng, electron ngoài cùng nằm trên phân lớp s nên R thuộc nhóm IIA.
c) - Nguyên tử R có 2 electron lớp ngoài cùng nên là nguyên tố kim loại.
Nguyên tử R dễ nhường 2 electron để có cấu hình electron của nguyên tố khí hiếm gần nó nhất.
- Hoá trị cao nhất với oxygen là hoá trị II.
- Công thức oxide cao nhất là XO.
- Công thức hydroxide tương ứng: XH2.
d) Phương trình hoá học:
2R + O2 2RO
8 gam 11,2 gam
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
⇒ (gam)
(mol) ⇒ (mol)
(g/mol).
⇒ R là Ca.