Đinh Thị Thảo
Giới thiệu về bản thân
Câu 1 :
Có ai trên đời này lại không muốn tự quyết định cuộc đời mình? Có ai muốn nhất nhất nghe theo sự chỉ huy của người khác? Muốn thế chỉ có cách ta phải “sống ở thế chủ động”. Chủ động – có thể được hiểu là tự mình lập kế hoạch, thực hiện, và chịu trách nhiệm với mọi vấn đề trong cuộc sống mà không chịu sự chi phối bởi hoàn cảnh bên ngoài. Có thể ví cuộc sống mỗi chúng ta như một chặng đường, thì chủ động chính là chúng ta biết được hướng đi, tốc độ, điểm dừng, đích đến, chính vì thế mà người chủ động thường dễ thành công hơn. Chỉ có sống trong thế chủ động, Bác mới hướng mình sang phương Tây, để tìm hiểu cuộc sống nhân dân bên đó, để tìm ra con đường cứu nước cứu dân. Chỉ có sống và làm chủ bản thân, Bill Gates hay Mark mới bỏ ngang trường đại học danh giá nhất nước Mỹ để thực hiện ước mơ của mình. Và cũng chỉ có thế chủ động, bất cứ ai trong chúng ta mới có thể sẵn sàng đối diện với sóng gió. Người xưa đã từng than thở “gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?”, thế hệ thanh niên của chúng ta ngày hôm nay không thể bị động như thế, không thể đóng vai “hành khách” trên chuyến xe mà người khác cầm lái. Có thể chúng ta chưa làm được điều gì to lớn, nhưng ít nhất sáng mai ăn gì, học như thế nào, thi trường gì, chúng ta hãy chủ động quyết định. Người chủ động phải là người luôn cầu tiến, ham học hỏi, rèn luyện và chuẩn bị hành trang cần thiết cho chuyến đi của mình. Làm gì có người leo núi nào lại không chuẩn bị thể lực, đồ dùng, làm gì có người giương buồm ra khơi nào mà không biết trước hướng đi. Điều đó có nghĩa, chủ động nhưng không liều lĩnh, chủ động cần tỉnh táo, tham khảo ý kiến mọi người, hạn chế mức thấp nhất sai lầm, thất bại, sẵn sàng đối diện với khó khăn.
Câu 2 :
Nguyễn Trãi không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới, mà còn là một nhà thơ lớn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho văn học dân tộc. Bài thơ Cảnh ngày hè là một trong những tác phẩm nổi bật của ông trong Quốc âm thi tập.
Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm đầu tiên của Việt Nam, phản ánh vẻ đẹp của con người và những tư tưởng cao cả của Nguyễn Trãi. Bài thơ Cảnh ngày hè, sử dụng thể thơ thất ngôn Đường luật, là biểu tượng cho sự hoài niệm và tình yêu thiên nhiên của tác giả.
“Dưới ánh nắng rực rỡ của ngày hè Cảnh sắc tự nhiên tươi đẹp ngất ngây Những hàng cây xanh mướt nơi hiên nhà Sen hồng nở rộ trong ao thả mình”
Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh của thi nhân thưởng trà dưới tán cây xanh mát. Thông qua việc miêu tả chi tiết về cảnh vật và cuộc sống hàng ngày, Nguyễn Trãi đã tạo ra một bức tranh thiên nhiên sinh động và đầy sức sống.
Bên cạnh cảnh vật thiên nhiên, bức tranh còn thêm sự xuất hiện của con người, với hình ảnh của người dân đang sôi động trao đổi mua bán tại chợ cá làng Ngư phủ. Cuộc sống bình dị nhưng đầy sức sống và giàu tình cảm được thể hiện qua tiếng ve và tiếng cầm ve dạo phố vào cuối ngày.
“Dưới ánh nắng chói chang của mùa hè Thiên nhiên hùng vĩ tạo nên bức tranh tuyệt vời Những cành cây xanh um bóng dưới mái hiên Những bông sen hồng nở rộ trên mặt ao”
Những dòng cuối bài thể hiện tâm hồn sâu lắng của Nguyễn Trãi, với tình yêu dành cho nhân dân và đất nước. Tác giả không ngừng lo lắng cho cuộc sống của người dân, và mong muốn xây dựng một triều đại lý tưởng, thịnh trị và bình yên.
Nguyễn Trãi đã khéo léo sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật để biểu đạt ý nghĩa sâu sắc và dễ hiểu. Ngôn ngữ của ông đơn giản nhưng tinh tế, góp phần tạo nên một tác phẩm văn học xuất sắc.
Bức tranh Cảnh ngày hè không chỉ là một phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp mà còn là biểu tượng của tâm hồn cao cả và tình yêu quê hương của Nguyễn Trãi. Tác phẩm thể hiện tư tưởng chính trị nhân nghĩa và lòng yêu thiên nhiên sâu sắc của nhà thơ.
Câu 1 : Thất ngôn bát cú
Câu 2 :Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu, đến cội cây(3), ta sẽ uống
Câu 3 : BPTT : Điệp từ
Câu 4 : Khi đọc hai câu thơ, ta thấy hình ảnh tác giả lặng lẽ trở về về quê, về một nơi trong khi đám người dân thường đang bận rộn, đua chen, chạy trốn quan trường trường để tìm kiếm vinh quang. Họ chen lấn nhau, giẫm đạp lên nhau, thậm chí dùng đủ mọi chiêu trò để cảm hóa sự tiến bộ của nhau.Chỉ với hai câu thơ, tác giả đã nêu bật một bài học không chỉ cho ông mà còn cho tất cả các thế hệ người đang sống và làm việc, sống và làm việc trên hết là làm việc thiện và sống trong hòa bình, tránh lao vào chốn đông người, tham lam danh lợi để hư danh hư danh, làm hại và đến lương tâm mọi người, giữ cho tâm hồn thanh thản yêu người trong cuộc đời để nhìn thấy nhân sinh.
Câu 5 :Bài thơ thể hiện được quan niệm của nhà thơ về cuộc đời, đồng thời ta thấy được cuộc sống an nhàn của nhà thơ nơi thôn dã. Đó là một cuộc sống vô cùng giản dị và bình an, đạm bạc nhưng lại rất thanh cao. Nguyên Bỉnh Khiêm đẫ thể hiện lên một tâm hồn một nhân cách sống rất bình dị đời thường, một cốt cách cao đẹp.
Sở dĩ con người được coi là một loài động vật “cao cấp” vì biết sử dụng lời nói và trái tim để bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Người ta thường nói rằng “Chúng ta có hai tai và miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”. Ai trong chúng ta cũng đều thích bày tỏ quan điểm, cảm xúc của mình, thích được người khác lắng nghe hơn là dành thời gian lắng nghe người khác. Lắng nghe đã là một kỹ năng khó, vì nó cần quá trình rèn luyện dài và trái tim thấu hiểu, bao dung. Sự lắng nghe là khởi nguồn của sợi dây kết nối giữa người nói và người nghe. Nó cho phép người nói cảm thấy được quan tâm và có giá trị, trong khi người nghe có thể thấu hiểu hơn về người nói. Đây cũng là một phương tiện để xây dựng mối quan với mọi người xung quanh, ở đây mọi người có thể cảm thấy thoải mái để chia sẻ và được tôn trọng. Tuy nhiên trong cuộc sống, có rất nhiều người chưa biết lắng nghe người khác, luôn cho rằng bản thân mình là đúng và sống một cuộc sống ích kỷ, bảo thủ. Không chỉ vậy, sự giả tạo trong việc lắng nghe người khác cũng là một tín hiệu đáng trách của thực trạng xã hội bây giờ, họ giả vờ chân thành, thấu hiểu nhưng sau đó lại đem câu chuyện của người khác ra bàn tán. Quả thật, người biết lắng nghe thực sự sẽ chính là người dũng cảm và tuyệt vời nhất. Họ có thể đón lấy cả những hạnh phúc và tiếng lòng cuộc đời với một tâm thế vững vàng, yêu thương.
Nguyệt xuất hiện thông qua lời kể của một người lính lái xe tên là Lãm, người có chị gái tên là Tính là một nữ công nhân ở công trường cầu Đá Xanh. Chị đã làm mai mối cho Lãm với một cô gái tên là Nguyệt mà chị rất ưng bụng cho làm em dâu. Thế nhưng vì chiến tranh, vì mỗi người đều có một nhiệm vụ khác nhau mà Lãm và Nguyệt chưa từng có một lần "xem mặt" chính thức. Bẵng đi cả một thời gian mấy năm trời, thậm chí đến bản thân Lãm cũng sắp quên cái việc mối mai này thì bất ngờ trong một chuyến xe đi qua cầu Đá Xanh, anh lái phụ "vượt quyền" cho một cô gái đi nhờ. Lãm chính thức gặp mặt Nguyệt, cô gái mà vốn trước đó đọc thư của chị Tính anh đã rất cảm động vì sự đợi chờ của nàng dành cho mình suốt mấy năm trời đằng đẵng, dù chưa một lần gặp mặt.
Ban đầu bản thân nhân vật Lãm không hề biết cô gái anh gặp là Nguyệt, người anh dự định sau chuyến xe này sẽ đến thăm. Ngoại hình của nhân vật Nguyệt được Nguyễn Minh Châu dựng lên một cách thật ý nhị và hấp dẫn, độc giả nhận ra vẻ đẹp của cô gái đầu tiên không phải là từ khuôn mặt mà ấy là từ đôi chân "một đôi gót chân hồng hồng sạch sẽ, đôi dép cao su cũng sạch sẽ, gấu quần lụa đen chấm mắt cá". Sự đẹp đẽ chỉn chu đến tận gót chân ấy đã cho người đọc một cảm nhận rằng Nguyệt là cô gái rất tinh tế, tỉ mỉ và biết cách chăm sóc bản thân, dẫu lỡ như khuôn mặt cô không xinh đẹp đi chăng nữa, thì cũng ắt là người duyên dáng, dịu dàng. Khi nhân vật Lãm từ gầm xe lên, chính thức chạm mặt Nguyệt anh đã ấn tượng với cô bởi "một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi tỏa ra từ nét mặt, giọng nói và tấm thân mảnh dẻ", lại "mặc áo xanh chít hông vừa khít, mái tóc dài tết thành hai dải. Chiếc làn và chiếc nón mới trắng lóa khoác ở cánh tay trông thật nhẹ nhàng". Chỉ từng ấy câu chữ nhưng cũng đủ làm người ta mê say cái vẻ đẹp thơ mộng hiếm có của cô gái, hệt như một bông hoa sen giữa chiến trường khắc nghiệt. Đó là một vẻ đẹp trong ngần, tràn đầy sức sống tươi trẻ của một cô gái độ hai mươi tuổi đầu, một vẻ đẹp hiếm có giữa hàng ngàn nữ công nhân của ngầm Đá Xanh, thảo nào chị Tính lại sốt ruột giành về cho em trai như thế. Không chỉ ở ngoại hình, đến cả giọng nói hay cử chỉ hành động của Nguyệt cũng thật duyên dáng, yêu kiều biết bao, cô nói chuyện rất kiêng dè, lễ phép và đối đáp mạch lạc với anh lái xe chỉ mới quen. Ở những câu nói của cô gái, người ta thấy được sự trẻ trung, thông minh và sự dịu dàng, đáng yêu ví như việc cô hỏi về chiếc đèn "quả dưa" hay "quả táo", rồi việc cô kể những những cô Nguyệt trong đoàn công nhân một cách thật thà. Hoặc những lúc cô bối rối giải thích về sự lồi lõm của những con đường mà tổ đội cô chịu trách nhiệm tu sửa, san bằng. Bấy nhiêu câu chuyện ấy cũng để thấy được cái tâm hồn trong sáng, chân thật của cô gái trẻ, nó góp thêm vào cái vẻ đẹp như hoa như sương khiến cho chàng chiến sĩ lái xe vốn tự nhận mình là "già đời trong nghề lái xe" bâng khuâng đến độ nhận nhầm trăng thành pháo sáng. Dẫu thoải mái, vô tư và hồn nhiên, nhưng người ta vẫn thấy ở Nguyệt tính cách e lệ, giữ kẽ của một thiếu nữ chưa chồng, cô cố ý ngồi sát mép cửa, chiếc làn ôm gọn trong lòng, để lại giữa Lãm và cô một khoảng trống lớn, đồng thời không quên ngắm trong buồng xe bằng một cặp mắt rụt rè và tò mò. Không chỉ như vậy, ở Nguyệt ta còn thấy một sự tự tin và lòng nhiệt thành toát lên từ tâm hồn, gặp đoạn đường khó đi và tối cô động viên anh lính lái xe bằng câu "Anh cứ yên tâm, đoạn đường này em quen lắm". Và đúng là cô quen thật, Nguyệt liên tục chỉ lối cho Lãm lái xe, thỉnh thoảng có đoạn bánh trước sục xuống rãnh sâu quá cô phải xuống "xi nhan" cho anh kéo lên. Vốn dĩ cô gái sẽ xuống xe trước khi qua sông, thế nhưng với tấm lòng nhiệt tình "anh đã cho em đi nhờ xe, lúc khó khăn lại bỏ anh ư", cô quyết giúp đỡ anh lội qua con sông tối om, nguy hiểm này.
Cũng từ đây một vẻ đẹp khác của Nguyệt dần hiện ra trước mắt độc giả, sự lanh lẹ, kiên cường, dũng cảm và thông minh trong chiến đấu.
Trần trần mựa cậy những ta lành,
Phúc hoạ tình cờ xẩy chửa đành
Hai câu đề của tác phẩm mang đến cho người đọc những chiêm nghiệm về cuộc đời, về thái độ sống thanh cao, lối sống an nhàn không bon chen nơi nhà thơ Nguyễn Trãi.
Bảo kính cảnh giới” bài 9 đem đến cho người đọc về cách sống, lối sống của những con người thanh cao luôn biết lựa chọn lối sống phù hợp giữa thời thế đảo loạn.Tác phẩm đã mang đến cho ta những chiêm nghiệm về đời về thái độ sống an nhàn không bon chen. Bài thơ đã thể hiện đúng phong cách của nhà thơ Ức Trai, tạo lên những giá trị riêng để lại ấn tượng những ấn tượng khó phai nhạt trong lòng chúng ta.
giúp tác giả thể hiện những chiêm nghiệm về đời về người, miệng đời thế gian và lòng người không phải ai cũng thẳng thắn, chính trực, đôi khi cũng như lưỡi chông mác sắc bén có thể gây tổn thương, đau đớn cho chúng ta.
Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn,
Nếu có sâu thì bỏ canh.
PTBD : Biểu cảm
Cuộc sống luôn đầy những thách thức và khó khăn, và chúng ta thường không thể kiểm soát những tình huống xảy ra xung quanh mình. Tuy nhiên, điều mà chúng ta có thể kiểm soát là cách chúng ta phản ứng và quản lý cảm xúc của mình trong những tình huống đó. Việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực là một bước quan trọng trong cuộc sống, và nó đòi hỏi sự tỉnh táo, ý thức, và ý chí mạnh mẽ.
Một trong những cảm xúc tiêu cực phổ biến nhất mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày là sự tức giận. Tức giận có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, từ xung đột trong mối quan hệ đến áp lực công việc và cuộc sống. Việc kiểm soát cảm xúc tức giận đòi hỏi chúng ta phải hiểu và chấp nhận cảm xúc này, nhưng đồng thời phải biết cách thể hiện nó một cách lành mạnh. Thay vì tức giận, chúng ta có thể học cách thấu hiểu và giải quyết mâu thuẫn một cách xây dựng.
Không chỉ tức giận, cảm xúc tiêu cực khác như lo lắng, trầm cảm, và sợ hãi cũng có thể ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của chúng ta. Việc học cách kiểm soát những cảm xúc này giúp chúng ta duy trì một tâm trạng tích cực và lành mạnh. Một số phương pháp hữu ích bao gồm thiền định, tập thể dục, và kỹ thuật thư giãn.
Việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực cũng đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ xã hội của chúng ta. Khi chúng ta không kiểm soát được cảm xúc của mình, chúng ta có thể tỏ ra căng thẳng, khó chịu và tạo ra sự căng thẳng trong mối quan hệ với người khác. Ngược lại, khi chúng ta biết cách quản lý và thể hiện cảm xúc một cách lành mạnh, chúng ta có thể xây dựng mối quan hệ tốt hơn với bạn bè, người thân, và đồng nghiệp.
Trong cuộc sống, không thể tránh khỏi những tình huống tiêu cực, nhưng chúng ta có quyền và khả năng kiểm soát cách chúng ta phản ứng. Việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực không chỉ giúp chúng ta duy trì tâm trạng tích cực mà còn tạo nên một cuộc sống thú vị hơn. Đó là một bước quan trọng trong việc xây dựng một cuộc sống hạnh phúc và thành công