Thân Lê Đại Đức

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Thân Lê Đại Đức
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam, được thể hiện qua nhiều hình thức, một trong số đó là việc tổ chức các lễ hội. Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

Trong bài thơ "Chân quê" của Nguyễn Bính, nhân vật "em" là biểu tượng của sự thay đổi và hiện đại hóa, đối lập với vẻ đẹp truyền thống của làng quê Việt Nam. Khi "em" từ tỉnh về, với khăn nhung, quần lĩnh và áo cài khuy bấm, hình ảnh này thể hiện sự hiện đại, rộn ràng và mới mẻ. Tuy nhiên, sự thay đổi này lại gây ra nỗi buồn và tiếc nuối cho nhân vật "tôi". Những trang phục mới mẻ của "em" đã thay thế cho yếm lụa sồi, áo tứ thân và khăn mỏ quạ - những biểu tượng của nét đẹp mộc mạc, giản dị và thuần khiết của người con gái quê. Qua nhân vật "em", tác giả Nguyễn Bính không chỉ phản ánh sự biến đổi trong lối sống và trang phục, mà còn nhấn mạnh sự mai một của những giá trị văn hóa truyền thống. "Em" đại diện cho sự tác động mạnh mẽ của đô thị hóa và hiện đại hóa, làm phai nhạt dần những giá trị quê hương xưa cũ. Tác giả bày tỏ mong muốn "em" giữ lại những nét quê mùa, giản dị để bảo tồn vẻ đẹp truyền thống và hồn quê. Qua đó, Nguyễn Bính khơi gợi lòng trân trọng và ý thức bảo vệ những giá trị văn hóa quê hương trong lòng người đọc.

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa” – Mong muốn thiết tha giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của quê hương và nét đẹp mộc mạc, đơn sơ, bình dị của con người. Tác phẩm là lời thức tỉnh chúng ta về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Trong câu thơ “Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” của Nguyễn Bính, biện pháp tu từ được sử dụng là **ẩn dụ**. 

### Phân tích tác dụng của biện pháp ẩn dụ:

- **"Hương đồng gió nội"**: Hình ảnh này ẩn dụ cho những giá trị truyền thống, vẻ đẹp mộc mạc, giản dị và thuần khiết của làng quê Việt Nam. Nó gợi nhớ đến những kỷ niệm đẹp đẽ, yên bình và thân thuộc của cuộc sống nông thôn.

- **"Bay đi ít nhiều"**: Cụm từ này diễn tả sự phai nhạt, mất mát dần dần của những giá trị truyền thống khi phải đối mặt với sự thay đổi và ảnh hưởng của lối sống hiện đại.

Tác dụng của biện pháp ẩn dụ trong câu thơ này là làm nổi bật sự xót xa, tiếc nuối của tác giả trước sự biến đổi và mai một của những giá trị văn hóa truyền thống. Nó nhấn mạnh rằng những nét đẹp chân quê, một khi bị ảnh hưởng bởi đô thị hóa và hiện đại hóa, sẽ dần biến mất, và cùng với đó là mất đi một phần quan trọng của bản sắc dân tộc. Qua đó, Nguyễn Bính cũng muốn gửi gắm thông điệp về việc cần trân trọng, giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống để chúng không bị lãng quên trong dòng chảy của thời gian.

Khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấmđều là những món đồ tân thời, khác hẳn với trang phục giản dị ở thôn quê. Chính điều ấy đã làm chàng trai phải thốt lên: “em làm khổ tôi!”. Câu thơ có âm điệu tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày với cách xưng hô “em” - “tôi” tình cảm, duyên dáng.

Theo em, Chân quê có nghĩa là miêu tả tính chân thực thật thà của người miên quê. Họ tuy ăn học không nhiều nhưng họ có một tấm lòng nhân hậu cao cả và họ cũng sống rất tình cảm, họ chia sẻ cho nhau những bữa ăn, thức uống hàng ngày.
Đấy chính là bản chất của những người thôn quê vừa thật thà lại còn chất phát.