Vũ Thị Hồng Ngọc

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Vũ Thị Hồng Ngọc
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

câu1: 

                             Trong truyện ngắn "Nhà nghèo" của Tô Hoài, nhân vật bé gái tuy xuất hiện ít nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Bé gái là biểu tượng của sự vô tư, ngây thơ và chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống nghèo khó của gia đình. Khi bố mẹ cãi nhau thì Gái luôn khóc thút thít , em không có tội nhưng cái nghèo đã khiến em trở thành nạn nhân của số phận khắc nghiệt . Hình ảnh bé gái qua đời đã khắc họa rõ nét bi kịch của những đứa trẻ sinh ra trong cảnh nghèo khó. Sự ra đi của bé Gái là một nỗi đau lớn cho vợ chồng chị Duyện và cũng là tiếng nói tố cáo sự bất công của xã hội cũ, nơi mà cái nghèo cướp đi quyền sống và hạnh phúc của những con người vô tội. Bé Gái không chỉ là nạn nhân của cái nghèo mà còn là biểu tượng cho sự bất lực của gia đình trước những bi kịch do nghèo khó mang lại .Qua đó, tác giả muốn tố cáo sự bất công trong xã hội, khi những người nghèo khó, nhất là những đứa trẻ vô tội phải chịu những hậu quả khốc liệt của cuộc sống thiếu thốn. Nhân vật Gái tuy nhỏ bé nhưng chính sự ra đi của em đã chạm đến cảm xúc sâu sắc của người đọc, làm nổi bật thông điệp nhân văn về sự đồng cảm và kêu gọi xã hội cần thay đổi 

 

câu 2 

   Người ta thường nói: “Gia đình là nơi để yêu thương”. Từ lâu, gia đình vốn được xem là tổ ấm của mỗi người, nơi mà mỗi chúng ta luôn cảm thấy được bao bọc, chở che mỗi khi được trở về. Nhưng, cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng và nhiều gia đình cũng không tránh khỏi đau xót khi bị ám ảnh bởi bạo lực gia đình đặc biệt là đối với sự phát triển của con trẻ. 

       Bạo lực gia đình ở cõi vô thường này mấy ai còn lạ lẫm với khái niệm “bạo lực gia đình”, nó đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong chính cuộc sống của mỗi người chúng ta. Bạo lực gia đình, một cụm từ ngắn gọn, chỉ cho những hành động độc ác, vô nhân tính, vô đạo đức, không còn nhân phẩm của một số người trong xã hội, hành vi đó xảy ra trong phạm vi gia đình, giữa các thành viên với nhau. Không những ở Việt Nam nói riêng mà nó bao gồm cả toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc Châu Phi. Hằng năm trên thế giới, số người chết và bị thương đặc biệt là trẻ em vì loại tệ nạn này không ngừng tăng lên. Thật đau đớn biết bao cho những điều chúng ta đã thấy. 

 

       Nguyên nhân của bạo lực gia đình có thể là cuộc sống vô tâm làm nguội lạnh tình cảm trong trái tim mỗi người. Xã hội đổi thay và lòng người cũng dần thay đổi, mọi tính toán thiệt hơn trong cuộc sống làm mất đi những vẻ đẹp tự nhiên vốn có, hạnh phúc thì ít nhưng đắng cay lại nhiều, bao nhiêu mảnh đời bất hạnh vì cuộc sống gia đình không hòa thuận, thậm chí tan vỡ, và những hiểm nguy luôn rình rập. Và một điều rất thương tâm là, sống trong một gia đình thường xuyên bị bạo lực, nhiều trẻ em lớn lên đã mang theo một nỗi ám ảnh tinh thần về những cách ứng xử thô bạo của bố mẹ với nhau. Chứng kiến được hết sự đau khổ và nỗi khiếp sợ của những đứa trẻ khi phải hứng chịu tình trạng bạo hành gia đình, chúng ta không khỏi bàng hoàng, đau xót. Nhiều đứa trẻ đã nói rằng, chúng sợ nhất là khi phải chứng kiến những hành vi bạo lực của cha mẹ. Nhiều trẻ em có biểu hiện bất thường về tâm lý thì đã hết 25% nguyên nhân là do hệ lụy của nạn bạo lực gia đình. Nên có lẽ chăng, những người làm cha, làm mẹ hãy giữ cho con em mình có một tuổi thơ trọn vẹn, để các em có thể sống đúng với lứa tuổi của mình, đừng vì lỗi lầm của người lớn gây ra mà làm ảnh hưởng đến tâm lý con trẻ. Thống kê vào năm 2020 cho thấy, hàng năm có hơn 2000 trường hợp trẻ em bị xâm hại và bạo hành ở mức nghiêm trọng cần sự can thiệp. Trong đó, 65,88% trường hợp bạo hành trẻ em do người thân trong gia đình gây ra.

      Vài năm trước đây, nổi cộm trên các sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng là các vụ thương tâm về bạo hành trẻ nhỏ khiến người xem không ngừng suy nghĩ. Vào khoảng năm 2020, dư luận người Việt không khỏi xôn xao và cảm thương cho cháu bé 15 tháng tuổi ở TP.HCM bị chính cha mẹ mình đánh chấn thương sọ não. Một sự thật ngỡ ngàng khiến người xem bất bình khi thủ phạm lại quá thản nhiên cho rằng đó là “chuyện bình thường”. Cáu trả lời đó làm con người ta như nghẹn ứ lồng ngực khi nghe người mẹ trả lời câu hỏi của phóng viên nhà báo: “Nó bị té xe mà!”. Một lời nói lạnh lùng tới tận xương tủy, đấy cũng gọi là mẹ sao? – người mang nặng chín tháng mười ngày?

       Qua sự việc trên ta có thể nhận ra, bao lực gia đình đem lại quá nhiều tác hại cho sự phát triển của con trẻ. Bạo lực gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của những đứa trẻ đầy non nớt, khắc sâu vào lòng chúng những hoang mang và sợ hãi, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến cái chết hoặc gây nhiều thương tích cho những đứa trẻ vô tội. Và theo những nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy khi trẻ phải sống trong môi trường bạo hành, họ dễ dàng hình thành tư tưởng sai trái và có nguy cơ trở thành kẻ bạo lực hoặc tội phạm nguy hiểm trong xã hội.

       Do đó, chúng ta cần phải thức tỉnh và đối mặt với vấn đề này. Chúng ta cần nâng cao nhận thức trong xã hội, tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng đối với hậu quả của bạo hành trẻ em. Chúng ta cần hỗ trợ và cung cấp kiến thức về nuôi dạy con cái cho cha mẹ và người chăm sóc. Đặc biệt, cần phải tạo ra sự kết hợp mạnh mẽ giữa gia đình, trường học và xã hội để quản lý, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Bố mẹ cần phải là tấm gương mẫu mực cho con cái, yêu thương và chăm sóc họ. Xã hội không thể lơ là, thờ ơ trước vấn đề bạo hành trẻ em.

       Sự hình thành của nhân cách trẻ em bắt đầu từ những ngày đầu đời, và trách nhiệm bảo vệ và yêu thương trẻ để họ có thể phát triển bình thường thuộc về tất cả chúng ta. Hãy cùng nhau đồng lòng vì tương lai tươi sáng của những hạt giống tương lai, những người sẽ là chủ nhân của đất nước.

 

1. Thể loại : truyện ngắn

2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự 

3. Biện pháp tu từ hoán dụ "chợ chiều"

Tác dụng: làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Đồng thời gợi lên khung cảnh buôn bán lúc cuối ngày, khi người mua người bán đã thưa dần và hàng hóa không còn phong phú như buổi sáng. Qua đây như ám chỉ sự lặng lẽ, trầm lặng của cuộc đời 2 người, khi họ gặp nhau trong một thời điểm mà những sự lựa chọn, cơ hội đã dần khép 

4. Nội dung văn bản: khắc họa rõ bức tranh toàn diện về cuộc sống thiếu túng, nghèo khổ,bế tắc của tầng lớp nhân dân trong xã hội Việt Nam nhưng vẫn đầy tình thương yêu và sự gắn kết gia đình. Qua đó, tác giả đã phơi bày hiện thực đau đớn về tình cảnh của người nông dân nghèo trong xã hội cũ, đồng thời thệ hiện sự cảm thông sâu sắc với những con người trong hoàn cảnh đó

5. Em ấn tượng với chi tiết: bé Gái qua đời và hai hàng nước mắt nhỏ ròng ròng. Đây là chi tiết gây xúc động mạnh, thể hiện nỗi đau tột cùng của người cha khi mất con. Qua đó, Tô Hoài khắc họa rõ sự bất lực và tuyệt vọng của những con người nghèo khổ, không chỉ trong việc đối diện với các nghèo mà còn đối diện với sự mất mát to lớn về tình cảm. Điều này khiến người đọc cảm thấy đau xót và đồng cảm sâu sắc