NGUYỄN THỊ THÙY CHINH
Giới thiệu về bản thân
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là nghị luận.
Câu 2:
Nội dung chính của đoạn trích: Tác giả bàn luận về ý nghĩa của cái chết như một lời nhắc nhở để con người suy ngẫm lại cách sống, khắc phục sự vô tâm, ích kỷ, và biết trân trọng, đối xử tốt hơn với những người xung quanh khi họ còn sống.
Câu 3:
Trong đoạn (7), biện pháp tu từ được sử dụng là so sánh: “Đời sống chúng ta đang sống là một cánh đồng. Còn cái chết là một cánh đồng bên cạnh mà chúng ta chưa hề biết.”
• Hiệu quả nghệ thuật: Hình ảnh so sánh này cụ thể hóa sự đối lập giữa đời sống và cái chết, giúp người đọc hình dung rõ hơn về mối liên hệ giữa chúng. Nó gợi lên cảm giác bí ẩn nhưng không đáng sợ, đồng thời khuyến khích con người sống trung thực, không ân hận để thanh thản khi đối diện với cái chết.
Câu 4:
Tác giả cho rằng cái chết chứa đựng một lời nhắc nhở những người còn sống hãy sống tốt hơn, biết trân trọng và ứng xử đúng mực với người khác khi họ còn hiện diện trong cuộc đời.
• Ý kiến cá nhân: Tôi đồng tình với quan điểm này, vì cái chết luôn nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống là hữu hạn. Điều này thúc đẩy chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc, sống với sự yêu thương, chia sẻ, và tránh những hối tiếc muộn màng khi không còn cơ hội làm lại.
Câu 5:
Thông điệp ý nghĩa nhất rút ra từ văn bản: Hãy sống chân thành, trân trọng những người bên cạnh mình, và đối xử tốt với họ khi còn có thể.
• Lý do: Thông điệp này nhấn mạnh giá trị của sự sẻ chia và lòng nhân ái, giúp chúng ta sống ý nghĩa hơn. Khi con người biết yêu thương và thấu hiểu lẫn nhau, cuộc sống trở nên hài hòa, giảm đi những đau khổ và hối tiếc không đáng có.
Câu1: Ngôi kể của văn bản trên là ngôi thứ nhất.
Câu 2: Điểm nhìn trong văn bản là: điểm nhìn toàn tri
Câu 3: Văn bản trên sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc "Lúc mẹ..., cô đang..." có tác dụng nhấn mạnh nỗi ân hận, day dứt của người con khi không ở bên mẹ lúc mẹ bị lạc, cùng với đó là sự trách móc bố sao lại để mẹ bị lạc. Bên cạnh đó điệp cấu trúc còn tạo ra tính nhịp, tăng sức gợi hình cho văn bản. Từ đó ta nhận ra rằng phải luôn quan tâm, yêu thương gia đình của mình, không nên vì thú vui riêng của bản thân mà vô tâm với đấng sinh thành. Đồng thời ta thấy được thái độ, tình cảm của tác giả, đó là tình yêu thương trong gia đình, là người thân ruột thịt của nhau, chúngvta cần phải đồng cảm, chia sẻ với cha mẹ, biết quan tâm, trân trọng bố mẹ đã nuôi dưỡng mình khôn lớn.
Câu 4: Qua lời kể của người con, người mẹ có phẩm chất yêu thương con cái Cô nhớ lại nhiều năm về trước, mấy ngày trước khi cô rời thị trấn quê nhà lên thành phố, mẹ dẫn cô ra cửa hàng quần áo ngoài chợ; dũng cảm, bảo vệ con Mẹ nắm chặt tay cô, bước đi giữa biển người với phong thái có thể đe dọa cả những tòa nhà lừng lững đang từ trên cao nhìn thẳng xuống, rồi băng qua quảng trường và đợi anh cả dưới chân tháp đồng hồ.; sẵn sàng hi sinh để con được hưởng những điều tốt đẹp Chiếc váy xếp nếp ấy tương phản hoàn toàn với chiếc khăn cũ kỹ lem nhem mẹ đội trên đầu như hai thế giới tách biệt không ăn nhập gì với nhau.
Câu 5:
Chi-hon đã hối tiếc vì những lần không thấu hiểu và trân trọng mẹ, điển hình là khi cô từ chối thử chiếc váy xếp nếp mẹ chọn, khiến mẹ buồn. Cô nhận ra mình đã vô tâm, không để ý đến cảm xúc của mẹ, và những ký ức đó luôn đeo bám, làm cô ân hận. Sự vô tâm trong những hành động nhỏ nhặt đôi khi có thể khiến những người thân yêu tổn thương sâu sắc. Chúng ta thường không nhận ra giá trị của những người thân bên cạnh cho đến khi mất đi cơ hội được yêu thương và chăm sóc họ. Vì vậy, hãy học cách lắng nghe, thấu hiểu và trân trọng những điều nhỏ bé mà người thân dành cho mình.