Nguyễn Gia Bảo
Giới thiệu về bản thân
Với lời thơ giàu chất suy tư, chiêm nghiệm, "Mẹ và quả" của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ để lại nhiều cảm xúc và suy ngẫm. Bài thơ khắc họa hình ảnh người mẹ qua những cảm nhận của nhân vật trữ tình - người con. Với con, mẹ là người phụ nữ tần tảo, lam lũ, cũng là hiện thân của những đắp bồi vun vén cho ngọt ngào đong đầy nơi những mùa quả, cho yêu thương nuôi lớn những đứa con. Mồ hôi mẹ thầm lặng nhỏ xuống, để những mùa quả "lặn" rồi lại "mọc". Bàn tay mẹ chăm chút, nâng niu, để những đứa con theo năm tháng lớn khôn. Mẹ đã thu hái biết bao mùa bí, mùa bầu ngọt thơm trái chín. Nhưng điều mẹ ước mong lớn nhất là "được hái" thứ quả mẹ chắt chiu vun trồng cả đời – đó là thứ quả của thành công, thứ quả trưởng thành nơi các con. Đối với mẹ, các con chính là thứ quả đặc biệt mà mẹ dành tất cả tình yêu thương để vun xới, đắp bồi. Thấu hiểu được sự mong chờ của mẹ, cũng là lúc con giật mình hoảng sợ một ngày kia mẹ già yếu mà con vẫn còn non dại, chưa kịp trưởng thành. Bài thơ vì vậy không chỉ dừng lại ở ý nghĩa ngợi ca công lao to lớn và tình yêu thương của mẹ, mà còn khiến mỗi chúng ta thêm nhận thức thấm thía về trách nhiệm cần phải trưởng thành để vui lòng mẹ cũng như trách nhiệm đền đáp công ơn sinh thành của mẹ.
Với lời thơ giàu chất suy tư, chiêm nghiệm, "Mẹ và quả" của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ để lại nhiều cảm xúc và suy ngẫm. Bài thơ khắc họa hình ảnh người mẹ qua những cảm nhận của nhân vật trữ tình - người con. Với con, mẹ là người phụ nữ tần tảo, lam lũ, cũng là hiện thân của những đắp bồi vun vén cho ngọt ngào đong đầy nơi những mùa quả, cho yêu thương nuôi lớn những đứa con. Mồ hôi mẹ thầm lặng nhỏ xuống, để những mùa quả "lặn" rồi lại "mọc". Bàn tay mẹ chăm chút, nâng niu, để những đứa con theo năm tháng lớn khôn. Mẹ đã thu hái biết bao mùa bí, mùa bầu ngọt thơm trái chín. Nhưng điều mẹ ước mong lớn nhất là "được hái" thứ quả mẹ chắt chiu vun trồng cả đời – đó là thứ quả của thành công, thứ quả trưởng thành nơi các con. Đối với mẹ, các con chính là thứ quả đặc biệt mà mẹ dành tất cả tình yêu thương để vun xới, đắp bồi. Thấu hiểu được sự mong chờ của mẹ, cũng là lúc con giật mình hoảng sợ một ngày kia mẹ già yếu mà con vẫn còn non dại, chưa kịp trưởng thành. Bài thơ vì vậy không chỉ dừng lại ở ý nghĩa ngợi ca công lao to lớn và tình yêu thương của mẹ, mà còn khiến mỗi chúng ta thêm nhận thức thấm thía về trách nhiệm cần phải trưởng thành để vui lòng mẹ cũng như trách nhiệm đền đáp công ơn sinh thành của mẹ.
“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Một trong những tình cảm đáng quý nhất chính là tình mẫu tử. Bởi vậy, có rất nhiều tác phẩm viết về tình cảm này, trong đó có bài thơ Đợi mẹ của Vũ Quần Phương:
“Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
Em bé nhìn vầng trăng
nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng
Đồng lúa lẫn vào đêm
Ngọn lửa bếp chưa nhen
Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Trời về khuya lung linh trắng
vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”
Khi còn thơ bé, mỗi người đều đã từng chờ đợi, mong ngóng mẹ trở về. Cảm giác thấp thỏm, ngóng chờ có lẽ đã quá quen thuộc. Và em bé trong bài thơ cũng vậy, em đang chờ mẹ đi làm về. Khi trời tối, màn đêm bao trùm lấy vạn vật. Vầng trăng non” đã lên tới đỉnh đầu, “đom đóm” bay từ ngoài ao bay vào tới trong nhà. Nhưng mẹ vẫn chưa đi làm về. Em bé chỉ biết ngồi nhìn ra cánh đồng phía xa.
Hình dáng của mẹ như lẫn dần vào cánh đồng. Mẹ vẫn đang vất vả lao động trên cánh đồng vì cuộc sống mưu sinh. Bóng tối dần ùa về kéo theo nỗi sợ hãi quẩn quanh tâm hồn đứa trẻ. Mẹ chưa về nên bếp chưa lên lửa, căn nhà cũng thật trống trải.
Em bé ngóng chờ tiếng bước chân quen thuộc vang lên. Nhưng bước chân đó vẫn đang “ì oạp” nơi đồng xa. Từ “ì oạch” gợi ra sự nặng nhọc, vất vả của mẹ. Đôi chân của mẹ đang phải lội trên cánh đồng mênh mông là nước. Đọc đến đây, có lẽ, mỗi người đều cảm thấy xúc động nghẹn ngào và thương mẹ biết bao.
Dường như, việc chờ đợi mẹ về đã trở thành một thói quen, bởi vậy mà nó đã đi sâu vào tâm thức hay thậm chí là đi cả vào trong những giấc mơ. Trong cả cơn mơ, em cũng vẫn thấp thỏm mong mẹ về.
Bài thơ “Đợi mẹ” với dung lượng ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị và giọng thơ tự nhiên nhưng đã thể hiện được tình cảm mẫu tử đẹp đẽ. Cùng với đó, nhà thơ còn khắc họa thành công, đầy cảm động hình ảnh lam lũ, chịu thương chịu khó của những bà mẹ Việt Nam.
Như vậy, Đợi mẹ của Vũ Quần Phương là một trong những tác phẩm hay viết về tình mẫu tử. Bài thơ đã gợi cho người đọc thật nhiều cảm xúc đẹp đẽ.
Một nhân vật truyện cổ tích mà em yêu thích là Cinderella - một biểu tượng trong văn hóa dân gian phương Tây. Dưới đây là một bài phân tích về đặc điểm của nhân vật này:
Cinderella là một nhân vật đầy sức mạnh và sự kiên trì, mặc dù cô bị đối xử bất công và bị ngược đãi bởi gia đình kế mẹ chồng. Mặc dù bị ép buộc phải làm công việc vất vả trong nhà, Cinderella vẫn giữ vững lòng tự trọng và lòng nhân ái. Một trong những đặc điểm nổi bật của cô là lòng từ bi, dù cô bị hãm hại nhưng cô vẫn không giữ lại sự căm ghét, thay vào đó, cô chấp nhận và tha thứ.
Ngoài ra, Cinderella còn được biết đến với tính kiên nhẫn và lòng tin tưởng vào điều tốt lành sẽ đến với cô. Dù gặp nhiều khó khăn và trắc trở, Cinderella không bao giờ từ bỏ hy vọng vào một tương lai tươi sáng. Điều này thể hiện rõ qua việc cô không ngần ngại làm công việc vất vả và nhờ đến sự giúp đỡ của một phù thủy và các bạn thú cưng, cô cuối cùng cũng tìm được hạnh phúc của mình.
Cuối cùng, Cinderella còn là biểu tượng của sự công bằng và tình yêu thương. Truyện cổ tích này giáo dục cho chúng ta rằng, dù cuộc sống có đầy những gian nan và thử thách, nhưng nếu ta kiên nhẫn, tự tin và từ bi, thì cuối cùng chúng ta cũng sẽ đạt được điều mình mong muốn.
Như vậy, qua việc phân tích đặc điểm của nhân vật Cinderella, ta có thể thấy rằng cô là một biểu tượng của lòng kiên nhẫn, lòng nhân ái và sự hy vọng. Cinderella không chỉ là một nhân vật truyền thuyết, mà còn là một nguồn cảm hứng vĩ đại cho những ai đang đối mặt với khó khăn trong cuộc sống.
Truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã gửi gắm một bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Nhân vật người thợ mộc trong truyện được xây dựng để gửi gắm bài học đó.
Nội dung của truyện kể về một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày. Mỗi người góp ý khác nhau, người thợ mộc liền nghe theo. Ngày qua tháng lại, chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Cuối cùng, bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà mà.
Đầu tiên, người thợ mộc trong truyện là một một người có chí lớn, ham làm giàu. Anh đã dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Tuy nhiên, cái chí lớn của anh ta lại không tương xứng với tầm hiểu biết. Vốn kiến thức hạn hẹp khiến cho anh ta trở thành người không có chính kiến. Bất cứ người nào góp ý, người thợ mộc cũng nghe theo mà không quan tâm chiếc cày được đẽo cần phải có những đặc điểm phù hợp với công việc sử dụng. Kết cục là bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà mà.
Không chỉ thiếu kiến thức, người thợ mộc cũng thiếu bản lĩnh. Trước những lời góp ý, người thợ mộc không đủ bản lĩnh phản bác những điều sai mà điều góp ý nào cũng thấy phải. Hơn nữa, không phải lời góp ý nào cũng mang tính xây dựng, có những lời góp ý nhằm mục đích phá hoại. Nhưng người thợ mộc không nhìn nhận được điều đó, để rồi nhận lại hậu quả xấu.
Như vậy, với nhân vật người thợ mộc, truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã khái quát được đặc điểm của một kiểu người trong xã hội. Đó là những người thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh nên dễ thay đổi chính kiến của mình và kết quả không được như ý muốn. Từ đó, truyện nhắc nhở mỗi người khi tiếp nhận những góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn.
Nhân vật người thợ mộc được xây dựng trong truyện đã gửi gắm được bài học giá trị đến mỗi người.