Bùi Hường

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Bùi Hường
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)
Câu văn sử dụng biện pháp ẩn dụ qua các hình ảnh: một nắng hai sương, lực điền, cánh đồng giấy, hạt chữ.

- Biện pháp ẩn dụ được tạo lập dựa trên sự phát hiện về mối tương đồng giữa hoạt động sáng tạo của nhà thơ và lao động của người nông dân trên đồng ruộng.

- Xét trên cả hai mặt: sự lao khổ và thành tựu cuối cùng có được đều do sự lao động vất vả, nghiêm túc, tâm huyết mà có.

 Tác giả "rất ghét" cái quan niệm: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng lụi tàn và "không mê" các nhà thơ thần đồng, những người sống bằng vốn trời cho. - Tác giả "ưa" những nhà thơ chăm chỉ làm việc trên cánh đồng giấy, tích góp từng câu chữ, hạt chữ.

1. Những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ là:

- Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này.

- Họa sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả trẻ em, đồng thời cũng đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạ ăn mày.

- Về mặt này chúng ta không thể không ca tụng các em bé. Bởi trẻ em phần lớn rất giàu lòng đồng cảm. Hơn nữa, chúng không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hết sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thảy sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu,... Chúng hồn nhiên trò chuyện với chó mèo, hồn nhiên hôn lên hoa cỏ, hồn nhiên chơi với búp bê, tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều! Chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến, phát hiện ra những điểm mà người lớn không phát hiện được. Bởi vậy bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật.

- Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người! Tuy thời hoàng kim của chúng ta đã trôi qua, nhưng nhờ bồi dưỡng về nghệ thuật, chúng ta vẫn có thể thấy lại thế giới hạnh phúc, nhân ái và hoà bình ấy.

=> Tác giả nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ: Theo tác giả, chính trẻ em là người đã dạy cho nghệ sĩ và tất cả chúng ta về cách nhìn đời, cách nhận ra mối tương thông giữa vạn vật và về sự cần thiết phải duy trì sự hồn nhiên, vô tư trong suốt khi ứng xử với thế giới, với nghệ thuật.

2. Tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ, đó là:

+ Có cái nhìn không vụ lợi về mọi đối tượng (không quan tâm đến "giá trị thực tiễn" của chúng).

+ Luôn duy trì được trạng thái "hồn nhiên" khi nhìn đời bằng "tấm lòng đồng cảm bao la". + Phát hiện ra được những điều thú vị của thế giới ngay ở chỗ bao người đã nhìn mà không thấy.

- Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả không chỉ là tình cảm tự nhiên thuần tuý của một người lớn giàu lòng nhân ái, mà còn là loại tình cảm được soi sáng, dẫn dắt bởi trí tuệ, bởi sự am hiểu sâu sắc bản chất của đời sống, của nghệ thuật.

1. Theo tác giả, góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện ở những người có nghề nghiệp khác nhau. Cụ thể như sau:

- Nhà khoa học thấy được tính chất và trạng thái của nó.

​- Bác làm vườn thấy sức sống của nó.

- Chú thợ mộc thấy chất liệu.

- Anh hoạ sĩ thấy dáng vẻ của nó.

2. Cái nhìn của người họa sĩ đối với mọi sự vật trong thế giới: Anh họa sĩ chỉ thưởng thức dáng vẻ của sự vật hiện tại, không còn mục đích gì khác. Thế nên anh hoạ sĩ thường nhìn thấy khía cạnh hình thức, chứ không phải khía cạnh thực tiễn. Nói cách khác là chỉ thấy thế giới của Mĩ chứ không phải thế giới của Chân và Thiện. Tiêu chuẩn giá trị trong thế giới của Mĩ khác hẳn trong thế giới của Chân và Thiện, chúng ta chỉ thưởng thức dáng vẻ, màu sắc, hình dạng của sự vật, chứ không quan tâm tới giá trị thực tiễn của nó.

1.

- Tóm tắt câu chuyện tác giả kể: Cậu bé hàng xóm sang nhà và lật lại chiếc đồng hồ úp mặt, chuyển chén trà lên trước vòi ấm, đảo lại giúp chiếc giày ngước, giấu vào trong hộ dây treo tranh bị thò ra ngoài.

- Câu chuyện giúp tác giả nhận ra: Cậu bé có lòng đồng cảm với thế giới đồ vật. Tấm lòng đồng cảm của cậu bé đã khiến tác giả cảm phục, ngộ ra ý nghĩa lớn lao, đích thực của đồng cảm.

2. Theo tác giả, người nghệ sĩ có tấm lòng đồng cảm khác với người bình thường ở chỗ:

- Người bình thường chỉ có thể đồng cảm với đồng loại, hoặc cùng lắm là với động vật mà thôi.

- Người nghệ sĩ có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất, trải khắp vạn vật có tình cũng như không có tình.

3. Việc đặt vấn đề của văn bản nghị luận bằng cách kể lại một câu chuyện có tác dụng: giúp văn bản hấp dẫn, thuyết phục hơn ở cách nói, cách trình bày. Đây là cách thuyết phục dùng chính trải nghiệm, tình huống của bản thân, tác động đến cảm xúc và lí trí của người đọc.

* Hình ảnh con người trong bài thơ hiện lên qua những chi tiết:

- Con người hiện lên qua một nét chấm phá hoán dụ (tà áo biếc).

- Có khi lại được miêu tả trực tiếp (Bao cô thôn nữ hát trên đồi).

- Có khi hiện lên gián tiếp (tiếng ca).

- Có khi hiện lên trong kí ức của nhân vật trữ tình (người chị "gánh thóc").

=> Con người trẻ trung, giàu sức sống; tâm trạng con người baanh khuâng, xao xuyến, mến yêu.

* Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình:

 - Hòa mình vào thiên nhiên, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Có những suy tư, trắc ẩn.

- Khi thiết tha, say sưa.

- Lúc trầm lắng, điềm tĩnh.

=> Nhân vật trữ tình là con người nhạy cảm với cuộc sống, giao cảm với cuộc đời. Con người ấy xúc động với cái vui của nhân gian và những con người tảo tần, lam lũ; cũng cảm nhận được sức sống của mùa xuân và sự u hoài về viễn cảnh phai tàn.

Trạng thái "chín" của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ, hình ảnh:

nắng: ửng

khói: tan

mái nhà tranh: lấm tấm vàng

gió: trêu, sột soạt

tà áo: biếc

giàn thiên lý: bóng xuân sang

sóng cỏ: xanh tươi gợn tới trời

 

- Cảm nhận: Mùa xuân đạt đến trạng thái đẹp nhất:

+ Sự vật biến đổi, chuyển mình, rạo rực sức sống.

+ Không gian đất trời trong lành, mở ra cao rộng.

+ Sắc xuân thấm đẫm trong từng sự vật.

=> Mùa xuân thôn quê xuất hiện với những hình ảnh bình dị, gần gũi. Khung cảnh tươi mới, đầy sức sống và thanh bình.

1. Thi ca

2. Khát vọng

3. Thơ ca pháp

4. Chấm dứt

5. Tượng trưng

6. Luật thơ

7. Cá nhân

1. QUẢNG BÌNH

2. QUY NHƠN

3. BỆNH PHONG

4. ĐỘC ĐÁO

5. MÃNH LIỆT

6. PHÓNG KHOÁNG

7. GÁI QUÊ