Nguyễn Đình Phúc Hưng
Giới thiệu về bản thân
1.
" Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa" vì nó gợi lại cho em nhờ về người bà đang ở quê của em.
2. Tình thầy trò là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất trong xã hội. Tình thầy trò là tình cảm của thầy giáo và học sinh, đó là sự yêu thương, gắn bó, biết ơn và trân trọng giữa hai thế hệ. Thầy là người mang trong mình sứ mệnh giáo dục, lòng nhiệt huyết và trái tim tràn đầy tình yêu thương với học trò. Học trò là người học, là người sẽ tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống được truyền lại từ người thầy của mình. Tình thầy trò chính là tình cảm cao đẹp, xuất phát từ trái tim con người và được bồi đắp qua nhiều thế hệ. Hiện nay, tình thầy trò vẫn luôn là tình cảm được xã hội đề cao bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nhân cách con người và toàn xã hội. Thế nhưng, bên cạnh những biểu hiện cao đẹp của tình thầy trò thì do sự phát triển chóng mặt của xã hội kéo theo những tệ nạn, cám dỗ, tình thầy trò đang bị mai một và tha hóa với những hành động động xấu như thầy đánh đập, chửi bới, áp đặt học trò, hoặc thậm chí có những em học sinh còn có thái độ, hành động không tôn trọng, bất kính với người đã dạy dỗ mình… Trước những biểu hiện tiêu cực đó, chúng ta cần có thái độ kiên quyết ngăn chặn cùng những biện pháp giáo dục, kỉ luật hiệu quả, có như vậy, môi trường giáo dục mới được lành mạnh, xã hội mới có thể phát triển được.
bài làm
Trong kho tàng truyện cổ tích của dân tộc ta, em rất thích các câu chuyện về những nhân vật có tài trí hơn người. Trong đó, em thích nhất là câu chuyện Em bé thông minh.
Câu chuyện bắt đầu tại một làng nọ, có hai cha con tuy nghèo nhưng sống rất hạnh phúc. Đặc biệt là người con trai, không chỉ ngoan ngoãn mà còn vô cùng thông minh. Một hôm, khi hai cha con đang cày ruộng thì gặp sứ giả đến hỏi chuyện. Thì ra, ông ấy được nhà vua phía đi tìm kiếm người những người hiền tài để xây dựng đất nước. Trước câu đố hóc búa của sứ giả, rằng con trâu kia một ngày có thể cày được mấy đường. Thì cậu bé đã dễ dàng hóa giải khi thách đố ngược lại ông ta rằng hãy nói xem ngựa của sứ giả một ngày đi được bao nhiêu bước. Sự tài trí đó của cậu bé đã khiến cậu nhanh chóng được nhà vua chú ý đến. Tuy nhiên, nhà vua vẫn chưa yên tâm nên tiếp tục thử tài cậu. Lần thứ nhất, vua đưa cho làng cậu bé ba con trâu đực cùng ba thúng gạo nếp, yêu cầu sau một năm giao nộp chín con trâu. Tuy nhiên, cậu bé đã lên kinh, đố ngược lại nhà vua, rằng hãy làm cho cha cậu sinh em bé. Còn số trâu và gạo nếp kia, cậu đã cùng ca rlangf đem ra ăn uống no say rồi. Sự thông minh, nhanh nhạy của cậu làm vua rất thích thú. Tuy nhiên, ngài vẫn quyết định thử tài cậu thêm lần nữa. Lần này, nhà vua đã yêu cầu cậu bé mổ một con chim sẻ để làm ra ba mâm cỗ. Nhưng yêu cầu này chẳng làm khó được cậu. Ngay lập tức, cậu bé đem ra một chiếc kim khâu và nhắn nhủ, nhờ nhà vua mài nó thành một con dao để mổ thịt chim. Đến lần này, thì nhà vua hoàn toàn thán phục trước trí tuệ cao siêu của cậu.
Đúng thời gian đó, có sứ giả của nước láng giềng sang thăm. Mục đích là tra tim xem nước ta có người tài hay không, để tiến hành xâm lược. Hắn đưa ra một câu hỏi vô cùng hóc búa để thực hiện mục đích. Cả triều trình cùng nhau căng não nhưng không ai biết cách nào để đưa sợi chỉ mảnh qua đường ruột ốc cả. ẤY vậy mà, ngay khi vừa nghe câu đố, em bé đã đưa ra được câu trả lời ngay. Biết vậy, tên sứ giả vội trở về nước bẩm tấu, rằng không nên tấn công nước ta vì nước ta có người rất tài giỏi. Sau lần đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên, và thường xuyên được nhà vua mời sang hỏi về chuyện nước nhà.
Sau khi đọc câu chuyện Em bé thông minh, em rất khâm phục trí tuệ cao siêu, vốn hiểu biết sâu rộng của cậu bé nhỏ tuổi. Và lấy đó làm động lực để cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn nữa.
1.cậu bé hiếu thảo. vì cậu bé trong truyện rất hiếu thảo
2.bài học mà em có thể rút ra từ câu chuyện "sự tích cây ngô" là cần phải hiếu thảo với bố mẹ, người thân trong gia đình. Dù gặp khó khăn hay thiếu thốn đến đâu, em vẫn cần giữ cho mình một trái tim ấm áp và tràn đầy tình yêu thương.
bài làm
Ai đó đã từng nói rằng: “Người ta không thể sống thiếu kỉ niệm nhưng cũng không thể chỉ sống bằng kỉ niệm”. Những kỉ niệm là hành trang cần thiết đối với cuộc đời mỗi con người. Vậy kỉ niệm đáng nhớ của các bạn là gì? Với tôi, đó là kỉ niệm trong một lần tôi bị ngã ở cuộc thi chạy do trường Tiểu học tổ chức.
Đó là khi tôi học lớp 5, do chạy nhanh nhất lớp nên tôi được cô giáo chủ nhiệm và các bạn cử làm đại diện đi thi chạy ở cuộc thi cấp trường. Buổi sáng hôm ấy, thời tiết khá mát mẻ, bầu trời trong xanh, cao vời vợi. Các cổ động viên đã có mặt đầy đủ ở sân trường để cổ vũ cho thí sinh của lớp mình. Riêng lớp tôi, các bạn đã chuẩn bị cả băng rôn, khẩu hiệu để cổ vũ nhiệt tình khiến tôi rất vui mừng và có thêm động lực để thi đấu.
Cuộc thi bắt đầu, tất cả các thí sinh đều cố gắng chạy hết mình trong tiếng hò reo của cổ động viên. Còn khoảng 15 mét nữa thì về tới đích và tôi đang là người chạy ở vị trí thứ hai. Bỗng nhiên, tôi bị vấp ngã và không tự đứng dậy được. Lúc đó, tôi đã nghĩ mình sẽ là người về đích cuối cùng. Vài phút sau, bạn nữ đang chạy ở vị trí dẫn đầu đã quay lại và đỡ tôi dậy, hai người cùng nhau bước về đích trong những tràng vỗ tay nhiệt tình của khán giả.
Bạn ấy tên là Phương Hà, là học sinh lớp 5E và trước đây, chúng tôi chưa từng nói chuyện với nhau. Hà là một bạn nữ xinh xắn, nước da trắng hồng, đặc biệt bạn ấy có một nụ cười tươi và giọng nói vô cùng ấm áp. Bạn ấy không chỉ là một học sinh giỏi của trường mà còn là một người biết giúp đỡ người khác nên được mọi người rất quý mến. Sau khi cuộc thi kết thúc, Phương Hà đã dẫn tôi đến phòng y tế của trường để kiểm tra xem chân tôi có bị làm sao không.
Thật may mắn, chân tôi chỉ bị một vết thương nhỏ, chỉ cần bôi thuốc là sẽ nhanh khỏi. Tôi rất cảm kích về hành động của bạn ấy. Bạn ấy đã từ bỏ vị trí dẫn đầu, có thể là giải nhất trường để quay lại đỡ tôi dậy vì khoảng cách của chúng tôi với các bạn còn lại khá xa. Khi tôi thắc mắc hỏi thì Phương Hà chỉ bảo rằng bạn ấy không quan trọng giải thưởng, điều quan trọng là bạn ấy không thể bỏ mặc bạn bè khi họ gặp khó khăn. Hà quý trọng tình bạn hơn là sự danh giá của giải thưởng.
Nhưng dù sao thì cả hai chúng tôi về đích và cùng nhận giải khuyến khích nhằm khích lệ tinh thần thi đấu của nhà trường. Thời gian trôi đi thật nhanh, bây giờ chúng tôi đã là những học sinh lớp 6 dưới mái trường Trung học cơ sở. Thật may mắn biết bao khi cô giáo xếp chỗ tôi và Phương Hà ngồi cạnh nhau để cùng giúp đỡ nhau học tập. Càng ngày chúng tôi càng trở nên thân thiết hơn. Chúng tôi cùng nhau giải những bài tập khó, cùng nhau tham gia vào đội văn nghệ của nhà trường.
Tôi và Hà có khá nhiều sở thích giống nhau, đặc biệt là sở thích đọc sách. Chúng tôi thường xuyên trao đổi những cuốn sách hay với nhau để mở mang hiểu biết về tri thức cũng như về cuộc sống. Tôi học được rất nhiều điều từ bạn ấy, nhất là đức tính giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn bởi khi mình cho đi cũng là khi mình được nhận lại, con người cần phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Như vậy thì một tập thể mới có thể phát triển vững mạnh.
Phương Hà thường xuyên nhắc nhở tôi phải cẩn thận trong tất cả mọi hoạt động, thỉnh thoảng bạn ấy nhắc lại chuyện tôi bị ngã trong cuộc thi chạy cấp trường là do tôi không cẩn thận để tôi rút ra bài học và cũng là để tôi có ý thức hơn. Phương Hà là một người bạn tốt, kỉ niệm giữa tôi với bạn ấy trong cuộc thi chạy sẽ là kỉ niệm tôi không bao giờ quên.
Nhờ kỉ niệm ấy mà chúng tôi có một tình bạn thân thiết như bây giờ. Hi vọng rằng tình bạn của chúng tôi vẫn sẽ gắn bó như vậy theo năm tháng cho đến khi cả hai đứa đều lớn lên và trưởng thành.
Gọi x (học sinh) là số học sinh cần tìm (x ∈ ℕ* và 430 < x < 460)
Do khi xếp hàng 2; 3; 5 thì vừa đủ nên x là bội chung của 2; 3; 5
Ta có:
2 = 2
3 = 3
5 = 5
⇒ BCNN(2; 3; 5) = 2.3.5 = 30
⇒ BC(2; 3; 5) = B(30) = {0; 30; 60; 90; ...; 420; 450; 480; ...}
Mà 430 < x < 460 nên x = 450
Vậy số học sinh cần tìm là 450 học sinh
a)(76+24).12-200
=100.12-200
=1200-200
=1000
b)81.36+64.81-100
=81.(36+64)-100
=81.100-100
=8100-100
=8000
khi dùng 2 phiếu, số tiền đã giảm đi là:
100 000.2=200 000(đồng)
2 cái áo phông có tổng giá trị là:
125 000.2=250 000(đồng)
3 cái quần soọc có tổng giá trị là:
95 000.3=285 000(đồng)
5 cái khăn mặt có tổng giá trị là:
17 000.5=85 000(đồng)
tổng số tiền phải trả là:
250 000+285 000+85 000=620.000(đồng)
sau khi dùng phiếu, anh Đô phải trả số tiền là:
620.000-200 000=420 000(đồng)