Phạm Hồng An
Giới thiệu về bản thân
Câu 1: Bài làm:
Suốt những thế kỷ này, đã có biết bao nhiêu là những thành quả được ra đời. Từ xa xưa, ông cha ta đã tìm tòi khám phá ra biết bao điều tốt đẹp. Tất cả cũng chỉ vì đức tính năng động, sáng tạo của mỗi con người. Đức tính đó đã được lưu truyền qua biết bao thế hệ. Người mang trong mình khả năng sáng tạo luôn không ngừng nỗ lực, tìm tòi để cải tiến phương thức lao động hay tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, giàu giá trị. Như chúng ta đã biết, cuộc sống hiện đại luôn biến đổi không ngừng, đòi hỏi con người phải thích ứng, thay đổi. Nếu cứ mãi neo mình theo lối mòn đã cũ, chẳng những đánh mất cơ hội của bản thân mà ta còn kéo lùi sự phát triển của văn minh nhân loại. Thử hỏi, không có sáng tạo, liệu những con người như Nikola Tesla, Leonacdo Da Vanci, Albert Einstein, Mark Zukerberg, Isaac Newton, Stephen Hawking,… có ghi được tên tuổi mình vào lịch sử nhân loại. Chúng ta có được những kiệt tác nghệ thuật để chiêm ngưỡng, những đồ vật, ứng dụng tiện ích để sử dụng hay không? Vậy nhưng, hiện nay vẫn còn đâu đó trong xã hội có những kẻ thụ động, lười suy nghĩ, thích hưởng thụ, họ đang dần trở thành gánh nặng cho xã hội, lối sống lạc hậu không chịu tiếp thu, sáng tạo để tiến bộ mà cứ ôm khư khư cách nghĩ của mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích. Chúng ta được lựa chọn cách sống, hành vi của mình để phát triển bản thân cũng như giúp ích cho xã hội, hãy sáng tạo trong công việc và cuộc sống để đạt hiệu quả cao nhất cũng như phát triển bản thân mình tốt nhất.
Câu 2: Bài làm:
Nguyễn Ngọc Tư (1976) là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Với niềm đam mê viết lách, cô miệt mài viết như một cách giải tỏa và thể nghiệm, cô biết rằng cô muốn viết về những điều gần gũi nhất xung quanh cuộc sống của mình. Giọng văn đậm chất Nam bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi. Cái chất miền quê sông nước ngấm vào các tác phẩm, thấm đẫm cái tình của làng, của đất, của những con người chân chất hồn hậu nhưng ít nhiều gặp những bất hạnh.
Trong tác phẩm “Biển người mênh mông” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, nhân vật Phi và ông Sáu Đèo là hai hình ảnh tiêu biểu cho con người Nam Bộ với những nét đặc trưng về tâm hồn và tính cách. Họ không chỉ là những nhân vật trong một câu chuyện, mà còn là đại diện cho tinh thần và nghị lực của người dân vùng đất phương Nam trước những thử thách của cuộc sống.
Phi, một người đàn ông trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết và khao khát sống, thể hiện rõ nét tinh thần lạc quan và yêu đời. Phi khao khát tình cảm của cha mẹ, tình thân. Cuộc đời anh cũng là một hành trình âm thầm tìm kiếm tình thân. Cuộc gặp gỡ với ông Sáu Đèo đã sưởi ấm tâm hồn anh bởi sự quan tâm của ông dành cho Phi. Điều làm anh xúc động sâu sắc là chi tiết ông nhắc anh cắt tóc, chi tiết ấy đánh thức kí ức về ngoại, chi tiết ấy được đem ra so sánh để thấy “má anh lâu lâu lại, hỏi anh đủ tiền xài không, bà có nhìn anh nhưng không quan tâm lắm chuyện ăn mặc, tóc tai”, để thấy “Ngoài ngoại ra, chỉ có ông già Sáu Đèo nhắc anh chuyện đó.” thể hiện sự thổn thức, mong nhớ tình thân của Phi. Anh không ngừng nỗ lực, không ngại khó khăn, luôn tìm kiếm cơ hội để vươn lên trong cuộc sống. Phi là hình ảnh của sự trẻ trung, của khát vọng và sức sống mãnh liệt, là biểu tượng cho thế hệ trẻ Nam Bộ, luôn sẵn sàng đối mặt và vượt qua mọi gian khổ để đạt được ước mơ của mình.
Ở chiều ngược lại, ông Sáu Đèo, một người đàn ông lớn tuổi, giàu kinh nghiệm, lại mang trong mình những nỗi niềm sâu lắng và tâm trạng phức tạp. Hành trình tìm kiếm người vợ của ông Sáu Đèo vô cùng gian khó qua chi tiết “Qua đã tìm gần bốn mươi năm, dời nhà cả thảy ba mươi ba bận, lội gần rã cặp giò rồi mà chưa thấy. Kiếm để làm gì hả ? Để xin lỗi chớ làm gì bây giờ.”, thể hiện tình cảm không phai mờ của người chồng đối với người vợ của mình, những hoài niệm về niềm hạnh phúc với người vợ, “cuộc sống nghèo vậy mà vui lắm”; buồn “tìm hoài không gặp” đi liền với nỗi lo “sợ mắt mình dở rồi nên nhìn không ra cổ”, “tới chết không biết có gặp được không”. “Từ đấy, ông già Sáu Đèo chưa một lần trở lại”. Ông vẫn đang mải miết đi hết những đường ngang ngõ dọc để tìm người thương, hay ông chân đã mỏi, gối đã chồn, đã dừng lại ở đâu đó trên hành trình cuộc đời mà vẫn chưa thôi khắc khoải,… Ông là hình ảnh của sự chịu đựng, của lòng kiên nhẫn và bao dung. Ông Sáu Đèo thể hiện tinh thần của người Nam Bộ qua bao thế hệ, với khả năng chịu đựng và thích nghi với mọi biến cố của cuộc sống, luôn giữ vững niềm tin và hy vọng vào tương lai.
Cả hai nhân vật đều mang trong mình những đức tính tốt đẹp của con người Nam Bộ: lòng nhân ái, sự chân thành, và tình yêu cuộc sống. Họ là những người có khả năng đối diện với khó khăn, không ngừng tìm kiếm hạnh phúc và niềm vui trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Dù ở hai thái cực của cuộc đời, nhưng cả Phi và ông Sáu Đèo đều chung một khát vọng: sống có ý nghĩa và đóng góp cho cộng đồng.
Qua nhân vật Phi và ông Sáu Đèo, truyện Biển người mênh mông cho người đọc cảm nhận về những mảnh đời bé nhỏ, bất hạnh, trôi nổi, lưu lạc, những khát khao kiếm tìm hạnh phúc âm thầm mà mãnh liệt. Hành trình kiếm tìm tình thân, hạnh phúc ấy cũng là hành trình tìm kiếm sự thanh thản trong tâm hồn, hành trình của trái tim. Truyện khiến cho mỗi người đọc không nguôi về “nỗi người” trong trang văn của Nguyễn Ngọc Tư.
Qua những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cảm nhận được tình yêu sâu sắc mà tác giả dành cho mảnh đất và con người Nam Bộ. Những câu chuyện của bà không chỉ là sự tái hiện của cuộc sống thường nhật, mà còn là sự ca ngợi những giá trị đích thực, bền vững qua thời gian. Nhân vật Phi và ông Sáu Đèo, qua cái nhìn tinh tế và đầy cảm thông của Nguyễn Ngọc Tư, đã trở thành biểu tượng cho tâm hồn và tính cách của người Nam Bộ, một phần không thể thiếu trong bức tranh đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Câu 1: Kiểu văn bản của ngữ liệu trên là văn bản thuyết minh.
Câu 2: Một số hình ảnh, chi tiết cho thấy cách giao thương, mua bán thú vị trên chợ nổi:
+ Người buôn bán nhóm họp bằng xuồng, người đi mua bằng xuồng, ghe.
+ Rao hàng bằng cây bẹo dựng đứng trên xuồng nhìn như cột ăng-ten di động.
+ Chế ra cách ''bẹo'' hàng băng âm thanh lạ tai của những chiếc kèn: có kèn bấm băng tay, có kèn đạp băng chân,..
+ Những tiếng rao: Ai ăn chè đạu đen, nước dừa đường cát hôn,….
Câu 3: Tác dụng của việc sử dụng tên các địa danh trong văn bản là:
- Đưa thêm và giới thiệu các thông tin về địa danh chợ nổi Cái Bè(Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Ngã Bảy (Phụng Hiệp -Hậu Giang), Ngã Năm (Thạnh Trị - Sóc Trăng), Sông Trẹm (Thới Bình- Cà Mau ), Sông Vĩnh Thuận( Miệt Thứ - Cà Mau),...
Câu 4: Tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản trên là hình ảnh minh hoa 1,2 :
- Làm rõ lời thuyết minh trong văn bản
Câu 5: Vai trò của chợ nổi đối với cuộc sống của người dân miền Tây là:
- Sau khi đọc văn bản trên, em thấy rằng chợ nổi đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân miền Tây. Bởi đấy là một trong những hoạt động giao thương buôn bán quan trọng, giúp người dân cải thiện đời sống và là một nét đẹp văn hóa truyền thống của nhân dân nơi đây.